Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SB),qua tìm hiểu cách thức kinh doanh của Thiên Ngọc Minh Uy, công ty này đã vi phạm các khoản 2, 4, 5 và 6 của điều 7. Cụ thể là việc Thiên Ngọc Minh Uy đã yêu cầu người tham gia phải mua hàng hóa, không cam kết cho phép trả lại hàng hóa bằng chương trình khuyến mãi lập lờ, cản trở người tham gia trả lại hàng hóa và cho người tham gia nhận hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
(Dân trí) - "Hình thức bán hàng đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy đã vi phạm pháp luật hình sự về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hơn nữa, công ty này còn vi phạm nghị định 110 của Chính phủ"
Liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy có trụ sở đăng ký tại số 15 ngõ 251 - Mai Dịch - Cầu Giấy (Hà Nội), luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết công ty này có đủ dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hiệu ứng tiêu cực trong xã hội tại Điều 139Bộ luật hình sự.
Hơn nữa, Thiên Ngọc Minh Uy còn dùng quái chiêu đánh tráo khái niệm để vi phạm trắng trợn Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lí hoạt động bán hàng đa cấp. "Từ góc độ pháp luật, tôi thấy rằng với động cơ, mục đích và hành vi của Thiên Ngọc Minh Uy, công ty này đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản", luật sư Diện khẳng định. "Thiên Ngọc Minh Uy thu mỗi người vào thu 7 triệu dưới danh nghĩa mua máy lọc nước Ozone, tiếp theo là khích lệ, động viên cho những người tham gia cứ lôi kéo được nhiều người nữa tham gia sẽ được hưởng một khoản lợi ích vật chất tăng tiến theo mô hình kim tự tháp. Khoản lợi ích mà người tham gia kỳ vọng chưa thấy đâu, nhưng những người “dính bẫy” lại ra sức dụ dỗ, lừa phỉnh bằng cách đưa ra những thông tin gian đối nhằm tạo niềm tin đối với người tham gia bằng các chiêu thức của tuyến trên hướng dẫn, dạy dỗ thậm chí thúc ép, gây áp lực để cấp thấp phải luôn luôn lỗ lực tìm người tham gia. Hành vi lừa đảo này mang tính dây chuyền và lan rộng chóng mặt.
Hơn nữa, người của Thiên Ngọc Minh Uy khi trao đổi, thuyết phục với những người mới bộc lộ rõ rằng công ty này bán hàng nhưng không cần phải quan tâm đến sản phẩm mà mục tiêu là có được nhiều người tham gia mạng lưới, hiểu đơn giản bản chất của việc nhiều người tham gia mạng lưới đồng nghĩa với đưa thêm nhiều 7 triệu đồng đưa vào Thiên Ngọc Minh Uy. Kết hợp với những chương trình như “Long phụng hoà ca” nhằm mục đích dụ người tham gia luôn có niềm tin sẽ được thăng cấp và lợi ích họ được hưởng cũng từ đó tăng lên theo số người tham gia. Tuy nhiên, mặc dù được thăng cấp, được hưởng lợi ích nhưng tính trên số tiền mà người tham gia phải bỏ ra thì họ luôn là người “lỗ vốn”. Khoản tiền mà khách hàng bị chiếm đoạt này được đưa vào Thiên Ngọc Minh Uy và nhóm đối tượng "đầu sỏ" chiếm dụng. Về đối tượng mà Thiên Ngọc Minh Uy hướng tới là tất cả cá nhân đủ 18 tuổi, tuy nhiên đại đa phần là những học sinh, sinh viên, những người dân lao động sinh sống và làm việc ở những vùng nông thôn, miền núi. Họ là những người bị hạn chế về việc tiếp cận thông tin, chính sách của nhà nước, đặc biệt là nhận thức chưa đầy đủ, cuộc sống gặp khó khăn về kinh tế, tài chính với ước mơ, nguyện vọng được làm giầu.
Ngoài ra, công ty này đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về kinh doanh, bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 7 Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Điều 7 của Nghị định này quy định những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Trong đó có các nội dung cấm: "Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp..." Luật sư Diện khẳng định: Khi Nghị định của Chính phủ đã có hiệu lực thi hành thì mọi hoạt động phải được tuân theo đúng quy định. Tuy nhiên, để đánh lừa khách hàng và "lập lờ""vi phạm Nghị định, trong Hợp đồng bán hàng đa cấp mà Thiên Ngọc Minh Uy ký với khách hàng, Công ty này đã tự vẽ ra chương trình khuyến mãi "Long phụng hòa ca" để làm cơ sở "Tham gia hoạt động không trả hàng" nhằm vô hiệu hóa việc trả hàng của khách. Đây là một "luật chơi" mà Thiên Ngọc Minh Uy tự soạn ra ép buộc khách hàng tuân theo, vi phạm Nghị định của Chính phủ. Đối với việc mua hàng trong chương trình "Long phụng hòa ca" là hàng khách bỏ tiền mua chứ không phải hàng khách được khuyến mại nên khi khách có yêu cầu trả hàng trong hạn, thì theo quy định Công ty phải mua lại, trả lại ít nhất 90% số tiền cho khách thì mới đúng quy định. Vậy hoạt động không trả hàng của Thiên Ngọc Minh Uy trên không có giá trị. Chính chương trình này đã lừa dối khách hàng.
Tại khoản 4 điều 11 Nghị định 110 có nội dung: Doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chỉ không phải mua lại một số sản phẩm đã bán cho khách hàng gồm "hàng hoá khi trả lại đã hết hạn sử dụng, hàng hoá theo mùa hoặc hàng hoá dùng để khuyến mại". Theo Luật Thương mại 2005, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng. Cũng từ chương trình "Long phụng hòa ca" của đơn vị này có dấu hiệu của hành vi Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 8 điều 7 Nghị định trên. "Sai phạm đã rõ. Vấn đề là đã có biết bao nhiêu người dân bị lừa đảo, những người dân này đã phải bỏ bao nhiêu tiền để mua hàng, tham gia mạng lưới và thực tế người dân mua hàng được hưởng lợi hay những ai là người cuối cùng được hưởng lợi ích từ những hoạt động phi phápnày? Người dân mua hàng với mục đích gì từ những món đồ đó hay chỉ là mục đích tham gia để nhằm hưởng lợi ích do tin vào những thông tin gian dối? Theo luật sư Diện, với vụ việc có dấu hiệu lừa đảo tinh vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, để lại những "di chứng" đau lòng trong xã hội, Cơ quan cảnh sát điều tra, Cơ quan an ninh điều tra cần lập tức vào cuộcxem xét khởi tố vụ án để xác định và truy bắt các đối tượng phạm tội.
Theo quy định tại Điều 7 - Nghị định 110, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm thực hiện các hành vi sau:1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. 7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng. 8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. 9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SB),qua tìm hiểu cách thức kinh doanh của Thiên Ngọc Minh Uy, công ty này đã vi phạm các khoản 2, 4, 5 và 6 của điều 7. Cụ thể là việc Thiên Ngọc Minh Uy đã yêu cầu người tham gia phải mua hàng hóa, không cam kết cho phép trả lại hàng hóa bằng chương trình khuyến mãi lập lờ, cản trở người tham gia trả lại hàng hóa và cho người tham gia nhận hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Theo Luật sư Khúc Dương Thọ (Giám đốc Công ty Luật Dương & Cộng sự), Việc vi phạm của Thiên Ngọc Minh Uy như báo chí nêu là đã rõ, tuy nhiên cần xem xét kỹ để xác định là vi phạm dân sự (người thiệt hại phải yêu cầu mới xử lý) hay là vi phạm hành chính (xử phạt hành chính). |
Xem bài báo tại Dantri.com.vn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thien-ngoc-minh-uy-da-co-dau-hieu-lua-dao-va-vi-pham-nghi-dinh-110-783227.htm