Xử lý mái che, mái vẩy: Cần phải xây dựng cơ chế đặc thù

Nội dung bài viết

Sau khi có chỉ thị của UBND TP Hà Nội về thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”, bộ mặt của Thủ đô đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, có một thực tế, đó là tình trạng xử lý mái che, mái vẩy trên nhiều tuyến phố có phần bất cập.

Đã có quy định

Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng” có quy định các bộ phận nhà được phép nhô ra ở độ cao lớn hơn hoặc bằng 2,5m so với mặt hè; các kết cấu di động mái dù, cánh cửa phải cách mép vỉa hè tối thiểu 1m, cụ thể:

– Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.

Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

Độ cao so với mặt hè (m) Bộ phận được nhô ra Độ vươn tối đa (m) Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
³ 2,5 Gờ chỉ, trang trí 0,2
³2,5 Kết cấu di động:

Mái dù, cánh cửa

1,0m
³3,5 Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
– Ban công mái đua 1,0
– Mái đón, mái hè phố 0,6

-UBND thành phố Hà Nội có văn bản số 2340/UBND-XDGT ngày 22/4/2016 chỉ đạo việc thiết kế hạ tầng kỹ thuật đảm bảo trật tự văn minh đô thị, phải thiết kế đồng bộ việc cải tạo, chỉnh trang mặt tiền đô thị; đảm bảo các kết cấu công trình (ban công, mái vảy…) không vượt quá chỉ giới đường đỏ.
– Ngoài ra đối với một số Dự án quy hoạch cụ thể (ví dụ như Quy hoạch kiến trúc hai bên tuyến đường Lê Trọng Tấn), UBND Thành phố đều yêu cầu chính quyền địa phương thực hiện công tác “Vận động nhân dân dỡ bỏ mái che, mái vẩy cũ sai quy định, thực hiện theo mẫu thiết kế cùng một bố cục và mô-đun điển hình (với các hộ có nhu cầu);…Việc cải tạo sửa chữa xây dựng mới công trình cần kiểm soát chặt chẽ không để bộ phận công trình xây dựng đua ra ngoài chỉ giới đường đỏ và thực hiện nghiêm quy định tại hồ sơ cấp phép xây dựng của Chính quyền địa phương cấp…”.

Như vậy, đối với kết cấu cố định, mái che, mái vẩy đã được quy định cụ thể tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN01:2008/BXD; Đối với các khu vực có thiết kế đô thị được duyệt, quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc, hoặc các quy định hiện hành khác có liên quan thì phải tuân thủ trong quá trình thực hiện. Nếu không thực hiện thì sẽ bị phạt vi phạm và cưỡng chế tháo dỡ.

Việc làm mái che gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:

“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 5, Điểm a Khoản 8 Điều này;

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;

……………………………………………….

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”.

Vẫn vướng mắc

Công bằng mà nói, sau một thời gian thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, vận động kết hợp sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, tình trạng lắp đặt mái che, mái vẩy, mái hiên di động sai quy định gây mất mỹ quan đô thị trên các tuyến phố đã được cải thiện. Đi đôi với đó, tại nhiều địa phương, sau khi được tuyên truyền, vận động, người dân đã tự nguyện tháo dỡ mái che, mái vẩy, mái hiên di động… góp phần để những tuyến đường thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng việc xử lý như hiện nay có nhiều bất cập cần khắc phục vì ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh doanh của những hộ ở mặt phố.

Theo quy định, nếu hộ dân làm mái che, mái vẩy vượt ra ngoài diện tích căn hộ sẽ bị cơ quan chức năng dỡ bỏ, trả lại sự phong quang cho vỉa hè. Vậy nhưng, tại một số tuyến phố không có hoặc có ít cây xanh, thường xuyên bị nắng mưa tác động trực tiếp, nhiều người dân mong muốn các cơ quan chức năng xem xét cho hưởng quy chế đặc thù. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần xây dựng bộ tiêu chuẩn về mái che, mái vẩy phù hợp với cảnh quan, vừa bảo đảm mỹ quan đô thị, vừa bảo đảm cuộc sống cho người dân.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan