Xử Lý Kinh Doanh Online Trốn Thuế

Nội dung bài viết

SBLAW trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch tịch SBLAW trong chương trình Tọa đàm Góc Nhìn Hà Nội – Phát sóng ngày 14/07 với chủ đề Xử Lí Kinh Doanh Online Trốn Thuế.

  1. Vì sao kinh doanh online dễ trốn thuế, che giấu doanh thu?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời:

  • Phi tập trung, khó kiểm soát: Không có địa điểm kinh doanh cố định, dễ thay đổi tài khoản, danh tính.
  • Khó truy vết dòng tiền: Giao dịch tiền mặt, không qua sàn, hoặc thông qua kênh COD làm doanh thu trở nên “vô hình”.
  • Thiếu hóa đơn, ẩn danh: Giao dịch không phát sinh chứng từ, hoạt động không đăng ký kinh doanh, sử dụng tài khoản ảo.
  • Lỗ hổng pháp lý: Nhiều mô hình kinh doanh mới chưa được quy định rõ ràng, gây khó khăn cho cơ quan thuế trong xác định nghĩa vụ thuế.
  1. Những khó khăn trong điều tra các vụ trốn thuế online?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời:

  • Xác định đối tượng khó: Dùng nhiều danh tính giả, thông tin ảo, giao dịch qua nền tảng đặt máy chủ ở nước ngoài.
  • Thu thập chứng cứ phức tạp: Giao dịch phân tán, dữ liệu bị xóa, sử dụng ứng dụng mã hóa.
  • Che giấu dòng tiền tinh vi: Sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng cá nhân, “hạch toán hai sổ”, kê khai doanh thu thấp hơn thực tế.
  • Thiếu nguồn lực điều tra: Đòi hỏi công nghệ, nghiệp vụ pháp y số, kỹ năng phân tích dữ liệu lớn.
  1. Chế tài xử phạt hiện nay đã đủ răn đe?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời:

  • Chế tài đã có: Nghị định 125/2020/NĐ-CP phạt 1–3 lần số thuế trốn; Điều 200 BLHS xử lý hình sự khi trốn từ 100 triệu đồng trở lên.
  • Thực tế còn hạn chế: Việc phát hiện – xử lý gặp khó khăn do danh tính ảo, giao dịch tiền mặt, thiếu liên thông dữ liệu.
  • Cần đồng bộ: Phải hoàn thiện pháp luật, áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc, liên thông dữ liệu giữa cơ quan thuế – ngân hàng – sàn TMĐT.
  1. Quy định về hóa đơn điện tử theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP:

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời:

  • Hộ kinh doanh từ 1 tỷ đồng/năm bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, có kết nối với cơ quan thuế.
  • Nếu không thực hiện, sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật, mức phạt có thể lên tới 20 triệu đồng.
  • Thời gian đầu có thể hỗ trợ chuyển đổi, nhưng sẽ xử lý nghiêm với các trường hợp cố tình vi phạm.
  1. Trách nhiệm của sàn TMĐT khi nộp thuế thay người bán:

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời:

  • Sàn phải khấu trừ và nộp thuế GTGT, TNCN trước khi chuyển tiền cho người bán.
  • Nếu đã thực hiện đúng trách nhiệm, sàn không chịu trách nhiệm về hành vi trốn thuế của người bán.
  • Tuy nhiên, nếu sàn cố tình không khấu trừ, không cung cấp thông tin... thì có thể bị xử phạt hoặc liên đới trách nhiệm.
  1. Cần văn bản hướng dẫn thế nào để quy định khả thi hơn?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời:

  • Cần có Thông tư hoặc hướng dẫn liên ngành cụ thể hóa quy trình, tỷ lệ khấu trừ, định dạng dữ liệu, xử lý các tình huống đặc biệt (trả hàng, hoàn tiền...).
  • Phải chuẩn hóa hệ thống kết nối dữ liệu điện tử giữa sàn và cơ quan thuế.
  • Cần quy định rõ trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, khóa tài khoản khi cần thiết.
  • Nên có cơ chế khuyến khích sàn TMĐT tuân thủ như hỗ trợ kỹ thuật, giảm áp lực thanh kiểm tra.

 

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan