Xử lý hành vi nhân viên bưu điện chiếm đoạt tiền lương hưu

Nội dung bài viết

Vừa qua, ngày 28/4, Công an huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Tống Viết Thuần (30 tuổi) - nhân viên Bưu điện xã Thiệu Nguyên - về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản không phải là một hiện tượng mới mà đã xảy ra khá thường xuyên. Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Thanh Hà sẽ đưa ra các lời khuyên về chế tài và biện pháp ngăn chặn hiện trạng này. SB Law trân trọng gửi tới bạn đọc bài phỏng vấn dưới đây:

  1. Thưa ông, vụ việc một nhân viên bưu điện tại Thanh Hóa đã chiếm đoạt tiền lương hưu của nhiều người với con số lên đến hơn 400 triệu đồng. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào thưa ông?

Trả lời:

Căn cứ vào Công văn số 972/BHXH-TCKT, cơ quan Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu tại các cơ sở Bưu điện trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4/2020; người hưởng cần chủ động lựa chọn thời gian phù hợp theo thông báo của cơ quan Bưu điện, mang theo Thẻ chi trả đến các Bưu cục để nhận tiền. Do đó, nhân viên bưu điện được giao nhiệm vụ nhận tiền lương hưu và các khoản trợ cấp để chi trả cho các đối tượng chính sách.

Nhân viên bưu điện này đã lợi dụng việc được giao giữ tiền để chi trả lưu hưu, trợ cấp xã hội cho người dân để chiếm đoạt tiền lương hưu của nhiều người với con số lên đến hơn 400 triệu đồng. Với hành vi này, nhân viên bưu điện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

  1. Qua việc này, ông có thể thấy vẫn còn nhiều bất cập trong việc quản lý nhất là với những đơn vị vận chuyển. Vậy theo ông cần làm gì để ngăn chặn được tình trạng này thưa ông?

Trả lời:

Để nhằm khắc phục được tình trạng trên:

Thứ nhất, chúng ta cần phải có sự thay đổi trong tiêu chí tuyển dụng vào các đơn vị vận chuyển. Như chúng ta đã thấy trong tình trạng trên, chuyển phát là một nghề nghiệp cũng cần một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhất định, việc chúng ta giao phó những văn kiện và hàng hóa cho họ, cũng có nghĩa rằng chúng ta giao phó niềm tin cho họ, bởi khi vụ việc trên xảy ra thì chúng ta dưới cương vị là người sử dụng dịch vụ sẽ là người bị thiệt lớn nhất. Những người khách hàng xứng đáng được tốt hơn, và đội ngũ nhân sự trong hoạt động chuyển phát cũng phải tương xứng với niềm tin mà khách hàng đặt vào họ. Vậy nên chúng ta cần có sự thay đổi trong tiêu chí tuyển dụng vào các đơn vị vận chuyển.

Thứ hai, chúng ta có thể sử dụng những ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận chuyển. Giải pháp này được lấy nguồn cảm hứng từ những ứng dụng nổi tiếng như Grab, Gojek… và những hãng xe taxi. Qua đó, cơ quan bưu điện có thể gửi chúng ta một thông báo rằng đơn đang trên đường đến và trong thông báo đó còn bao gồm một đường link để giúp chúng ta theo dõi vị trí hiện tại của đơn. Điều này sẽ giúp tăng độ đáng tin cậy cho cơ quan bưu điện, đồng thời cũng tăng sự kiểm soát cho người sử dụng dịch vụ, giúp họ ra khỏi thế bị động.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan