Xin cấp Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi là Hóa, ở Hà Nội. Tôi đang có nhu cầu xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Qúy công ty vui lòng tư vấn và báo giá giúp tôi.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến yêu cầu của Quý Khách hàng về việc xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Chúng tôi hân hạnh gửi đến Quý Khách hàng bản Đề xuất Dịch vụ Tư vấn Pháp luật này để Quý Khách hàng xem xét và cân nhắc như sau:

1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN1.

1.1 Tài liệu Khách hàng cần cung cấp gồm:

Để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Quý khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi các tài liệu như sau:

 

  • Giấy chứng nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn về Vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp kinh doanh thực phẩm. (Cơ sở kinh doanh thực phẩm sẽ đăng ký học/tập huấn tại Trung tâm y tế dự phòng của Quận)
  • Kết quả kiểm nghiệm nguồn thực phẩm.

1.2 Phạm vi công việc

Phạm vi công việc của SB Law sẽ bao gồm:

  • Tiếp nhận và tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Lập và soạn thảo Hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Thay mặt Quý Khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với chuyên viên và lấy kết quả;
  • Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Khách hàng.

Thời gian thực hiện: Trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ Khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. PHÍ DỊCH VỤ

Phí dịch vụ cho phạm vi công việc ở Mục 1 nêu trên là: 36.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi sáu triệu đồng Việt Nam).

Lưu ý: Phí dịch vụ trên chưa bao gồm 10% VAT.

Công ty Luật S&B Law – Luật phá sản doanh nghiệp 2014 Luật này quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan