Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Một con bò nhà tôi đi lạc vào đàn bò nhà người khác, tôi không thông báo cho công an và chính quyền địa phương mà tự ý đi tìm thì phát hiện con bò nhà tôi đã bị bán cho một cơ sở giết mổ và con bò vẫn còn sống. Hiện nay tôi đã biết người bán bò của gia đình tôi. Vậy cho tôi hỏi người bán bò của tôi có phạm vào tội gì hay không?

Luật sư trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 231 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc như sau:

“1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc”.

=>Theo quy định trên, khi phát hiện ra bò nhà bạn lạc sang đàn nhà họ, họ phải có nghĩa vụ báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã để thông báo công khai cho bạn. Nếu sau 06 tháng kể từ thời điểm họ thông báo mà bạn không đến nhận gia súc thì họ có quyền sở hữu đối với con bò đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, theo như thông tin bạn cung cấp thì người đó không thông báo đến Uỷ ban nhân dân xã mà tự ý mang con bò đi bán thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Người đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành vi Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nếu con bò đó có giá trị từ mười triệu đồng trở lên thì người bán bò có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan