Với những nghi vấn về việc F88 có hành vi khủng bố, cưỡng đoạt tài sản của người đi vay dưới chuẩn, thì những rủi ro mà mô hình kinh doanh của F88 có thể gặp phải là gì?

Nội dung bài viết

Đối với hoạt động kinh doanh tài chính theo hình thức cho vay tín chấp và cho vay bằng biện pháp cầm cố tài sản, F88 là doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, phạm vi rộng. Điều đáng nói, hoạt động của công ty này đang tồn tại vấn đề.Với những nghi vấn về việc F88 có hành vi khủng bố, cưỡng đoạt tài sản của người đi vay dưới chuẩn, thì những rủi ro mà mô hình kinh doanh của F88 có thể gặp phải là gì? Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà-chủ tịch công ty Luật SBLaw đã có những trao đổi trên báo Đầu tư như sau. Dưới đây là nội dung chi tiết.

Câu hỏi:  Với những nghi vấn về việc F88 có hành vi khủng bố, cưỡng đoạt tài sản của người đi vay dưới chuẩn, ông có nhận định gì về những rủi ro mà mô hình kinh doanh của F88 có thể gặp phải?

Trả lời:

         F88 là một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính cho vay thế chấp tài sản còn được gọi là cầm đồ. Được thành lập năm 2016, F88 hướng tới nhóm khách hàng là các đối tượng không có khả năng hoặc điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng.

         Trong trường hợp cơ quan điều tra có căn cứ về việc F88 có hành vi khủng bố, cưỡng đoạt tài sản của người đi vay dưới chuẩn thì các đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể như sau:

(i) Xử lý hình sự:

      Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản. Trong đó, mức hình phạt cao nhất đối với Tội này là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 (iii) Xử phạt hành chính

Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, người có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

          Đối với mô hình kinh doanh cũng như trong quá trình hoạt động của F88, tồn tại một số rủi ro như sau:

         Rủi ro đầu tiên mà ta có thể dễ thấy nhất đó là phân khúc khách hàng của F88 là người lao động phổ thông, bao gồm cả những người đi vay dưới chuẩn (tức không đủ điều kiện để vay ngân hàng). Họ đa phần là lao động nhập cư, chỗ ở không ổn định. Trong cuộc sống, họ luôn “đầu tắt mặt tối”, ngại tiếp xúc các thủ tục hành chính và thường xuyên đối diện các rủi ro về sức khỏe; hư hao tài sản, thiếu vốn, giảm thu nhập. Dù đây là nhóm người đông đảo nhưng tồn tại rất nhiều rủi ro bởi khả năng trả nợ thấp.

       Rủi ro thứ hai, về lãi suất, F88 là chuỗi cửa hàng cầm đồ lớn nhất Việt Nam xét về mạng lưới cửa hàng và quy mô dư nợ cho vay. Tuy nhiên, với mức lãi suất cho vay đến 56%/năm thì rủi ro về pháp lý đang đe dọa sự phát triển của F88.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Nếu mức lãi suất thỏa thuận vượt quá mức lãi tối đa quy định tại điều khoản trên, thì mức lãi suất thỏa thuận trở nên vô hiệu.

Trong trường hợp F88 cho vay lãi cao, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ điều tra, làm rõ, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì đối tượng vi phạm có thể sẽ bị xem xét xử lý Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, mức hình phạt cao nhất đối với Tội này là bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

       Ngoài ra, về tính hợp pháp của các loại phí, do hiện tại, pháp luật không có quy định nào về phí cho vay. Do đó, bên cho vay có thể tính các khoản phí dịch vụ như bảo hiểm, quản lý tài sản, tư vấn, phí thẩm định khoản vay, phí lưu kho trên mỗi lần giải ngân. Thực tế cho thấy, các khoản phí này thường được tính cao hơn nhiều lần lãi suất công bố. những thay đổi về quy định liên quan đến lãi suất và giới hạn phí sẽ thách thức lớn đối với F88 trong dài hạn. Hiện tại, phí thẩm định khoản vay và phí lưu kho/quản lý tài sản chiếm tỷ trọng lớn so với lãi suất F88 áp dụng cho khách hàng của họ.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan