Nhận lời mời của ban biên tập báo An ninh thủ đô, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trả lời phỏng vấn về Hiệp định thương mại Châu Á Thái Bình Dương (TPP), chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn.
Phóng viên : Là một luật sư tư vấn luật kinh doanh, ông cũng là người theo dõi quá trình đàm phán và ký kết TPP, ông có thể giới thiệu về Hiệp định TPP?
Luật Sư: TPP là Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, được 12 quốc gia trong đó có Việt Nam khởi xướng và đám phán, quá trình đàm phán đã kết thức vào ngày 4/10/2015.
Để Hiệp định đi vào hiệu lực, cần quốc hội của 12 quốc gia thành viên thông qua.
TPP là một Hiệp định thương mại kiểu mới, đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn so với các Hiệp định thương mại đa phương khác như WTO.
TPP gồm 30 chương đưa ra các quy định và nguyên tắc thương mại từ hải quan, rào cản kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ tới đầu tư, thương mại điện tử, mua sắm công...
Mục tiêu của TPP là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ và tạo ra việc làm, thúc đẩy quản lý hiệu quả & minh bạch, bảo vệ môi trường... với các nước tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Phóng Viên: Theo ông, TPP có ảnh hưởng thế nào tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tương lai?
Luật Sư: Vừa qua, Bộ Công Thương đã công bố chính thức toàn văn Hiệp định, qua việc nghiên cứu và tổng hợp các phân tích các nguồn dữ liệu nước ngoài, tôi có thể đưa ra các nhận định sau:
Việt Nam là quốc gia có gần 93 triệu dân, với 50% dân số có độ tuổi dưới 30, đây là một thị trường tiêu thụ hàng hoá tiềm năng, theo một con số thống kê, hiện nay, chỉ có 1.7% người Việt Nam sở hữu ô tô trong khi đó con số này ở Thái Lan là 40%.
Theo cam kết của TPP, sẽ có 18.000 dòng thuế sẽ bị cắt giảm trong TPP, Việt Nam sẽ có thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường của 11 quốc gia thành viên, vì vậy, theo dự tính, giao dịch thương mại của Việt Nam với các quốc gia thành viên sẽ chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Theo ước tính, trong vòng một thập kỷ nữa, Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 11% và đóng góp36 tỷ USD vào GDP nhờ tận dụng những lợi thế của TPP.
Giao dịch thương mại trong TPP sẽ chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
Theo một báo cáo của UBS, TPP có thể thúc đẩy kinh tế của Việt nam tăng 14% trong 5 năm tới.
Theo ước tính, sẽ có 18.000 dòng thuế sẽ bị cắt giảm trong TPP.
Theo ước tính, trong vòng một thập kỷ nữa, Việt Nam có thể tang trưởng khoảng 11% và tang trưởng 36 tỷ USD
Giao dịch thương mại trong TPP sẽ chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
Theo một báo cáo của UBS, TPP có thể thúc đẩy kinh tế của Việt Nam tăng 14% trong 5 năm tới.
Phóng Viên : Cụ thể, những lĩnh vực nào mà Việt Nam có thể hưởng lợi từ TPP?
Luật Sư: Ngành dệt may và da giày của Việt Nam sẽ là ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Theo dự đoán của Eurasia Group, việc xuất khẩu dệt may và dày dép của Việt Nam có thể tăng trưởng 50% trong 10 năm nữa.
Ngành thuỷ sản của Việt Nam với các sản phẩm chủ lực như tôm, cá ngừ đại dương, mực cũng có thể được hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu từ các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản…
Bên cạnh đó, TPP cũng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ các quốc gia khác không phải là thành viên của TPP sang Việt Nam, thúc đẩy thị trường chứng khoán còn nhiều tiềm năng để phát triển.
Về lĩnh vực đầu tư, với việc loại bỏ các dòng thuế, các công ty và tập đoàn nước ngoài sẽ di chuyển nhà máy sang Việt Nam để hưởng lợi từ hoạt động này.
Phóng Viên : Vậy Việt Nam có những bất lợi gì và những lĩnh vực nào của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng?
Trong số các quốc gia TPP, Việt Nam là quốc gia có GDP theo đầu người thấp nhất, hiện nay, GDP của Việt Nam là 1.900 USD, có khoảng cách rất xa so với các quốc gia phát triển như Mỹ và Nhật Bản, Peru là nước đứng trên Việt Nam, cũng có GDP là 6.800 USD, vì vậy, Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn đặc biệt là khi chúng ta cũng phải giảm thuế theo lộ trình.
Lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là ngành chăn nuôi có thể sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường chăn nuôi như các sản phẩm thịt bò từ Mỹ, Úc và Nhật Bản, những sản phẩm nông nghiệp này có sức cạnh tranh cao nhờ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và các công ty cung cấp là những công ty đa quốc gia, tiềm lực lớn.
Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với các cường quốc về sữa, ví dự như New Zealand, một quốc gia được mệnh danh là Ả Rập Xê Út trong lĩnh vực sữa.
Bên cạnh đó, ngành dược phẩm cũng có thể bị ảnh hưởng do Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu, các loại dược phẩm ngoại nhập chất lượng tốt hơn có thể gây khó khăn cho các công ty dược nội địa.
Yêu cầu về bảo hộ các sáng chế về dược phẩm, bảo hộ độc quyền dữ liệu cũng sẽ gây khó khan cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuât thuốc generic giá rẻ.
Phóng Viên : Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để hạn chế những mặt tiêu cực và tận dụng thành công những ưu đãi mà TPP mang lại?
Luật Sư : Theo quan điểm của tôi, về tổng thể, Việt Nam là sẽ đạt được nhiều lợi ích khi gia nhập TPP, vì vậy, để tận dụng được nó, chính phủ và doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng khai thác.
Về mặt chính phủ, đây là một cơ hội tốt để chúng ta hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, cải cách doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia.
Về phía doanh nghiệp, đây mới là lực lượng chính để giúp Việt Nam tận dụng tốt cơ hội này, doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới sáng tạo, hoàn thiện quy trình quản trị, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng những yêu câu cao hơn từ thị trường các nước trong TPP.
Phóng Viên : Xin cám ơn luật sư.