Thông tin nêu trên được ông Trần Hữu Nam, Cục phó cục Sở hữu trí tuệ nêu ra tại hội thảo về bảo hộ và đăng ký Chỉ dẫn địa lý do Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban châu Âu tổ chức ngày 22/4 tại Hà Nội.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu tới từ châu Âu như rượu vang Champange, gạo Valencia, dầu ô-lưu Baena, pho mát Parmigiano Reggiano, đã trình bày những kinh nghiệm về việc đăng ký, bảo vệ những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại những quốc gia châu Âu, phần lớn những ý kiến đều cho rằng các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đã mang lại những lợi ích lớn cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Luật chung của cộng đồng châu Âu có một cơ chế về luật pháp và tài chính hoàn chỉnh để thúc đẩy các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phát triển.
Về phía Việt Nam, các đại diện mang chỉ dẫn địa lý như cà phê Buôn Ma Thuột, gạo tám Hải Hậu, nước mắm Phú Quốc, mắm tôm Hòa Lộc cũng chia sẻ những kinh nghiệm trong việc đăng ký và phát triển các sản vật địa phương mình. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc quảng bá và thương mại hóa được những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý này.
Tham gia hội thảo, luật sư Nguyễn Thanh Hà, từ công ty Luật S&B (S&B Law) cũng trao đổi với các chuyên gia quốc tế về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam.
Hiện tại, S&B Law cũng đang trợ giúp rất nhiều tỉnh thành trong cả nước trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý …, tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất của các địa phương đó là chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên như cơ quan nhà nước, người dân, hiệp hội quản lý để đưa được những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tới được với người tiêu dùng, mang lại giá trị lớn cho người sản xuất.
Khó khăn thứ hai, đó là vấn đề kinh phí để triển khai, việc dung kinh phí để quảng bá phải diễn ra liên tục, thường xuyên, tuy nhiên, khó khăn và vướng mắc về tài chính dẫn tới việc khó khăn cho các hiệp hội đứng ra quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Hội thảo đã kết thúc vào 15h cùng ngày, đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ thúc đẩy hoạt động đàm phán hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU.