Việt Nam chính thức áp thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024
Sáng 29/11/2023, với 462/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,52%), Quốc hội chính thức thông qua bản dự thảo của Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu).
Theo Nghị quyết của Quốc hội, thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu EUR trở lên trong hai năm của bốn năm liền kề nhất. Việt Nam chấp nhận thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có thể là con dao hai lưỡi. Điều quan trọng là đảm bảo rằng việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu không loại bỏ các nhà đầu tư nước ngoài lớn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (hay còn gọi là “Thuế tối thiểu toàn cầu”), được đề xuất bởi OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và được thông qua bởi các thành viên nhóm G7 vào năm 2021, yêu cầu các công ty đa quốc gia (MNE) có doanh thu hàng năm trên 750 triệu EUR (tương đương 800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên lợi nhuận của họ. Mặc dù thuế tối thiểu toàn cầu chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu lớn, nhưng ở chừng mực nào đó, rất có thể những doanh nghiệp FDI nhỏ nhưng nằm trong chuỗi sản xuất kinh doanh của một tập đoàn đa quốc gia lớn cũng sẽ chịu những ảnh hưởng gián tiếp.
Theo rà soát của Tổng cục Thuế, dự kiến có khoảng 120 tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam (với hơn 1000 doanh nghiệp liên quan) sẽ bị ảnh hưởng nếu chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng trong thời gian sắp tới. Biện pháp này nhằm giảm cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn cản các công ty đa quốc gia tham gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang các khu vực pháp lý có mức thuế thấp. Đến nay, 142 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thuế tối thiểu toàn cầu (GMT).
Nghị quyết này đang trong quá trình dự thảo và dự kiến có hiệu lực ngày 1/1/2024