Việt kiều đứng tên nhà đất

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Tôi là Việt kiều Mỹ, chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam, hiện tại tôi không còn giữ giấy khai sinh nhưng anh tôi còn giữ tờ khai gia đình trong đó có ghi tên và ngày sinh và số chứng minh nhân dân cũ của tôi. Tôi lấy vợ ở Việt Nam, vợ tôi muốn sang tên cho tôi một căn nhà, tôi có quyền đứng tên nhà đất ở Việt Nam không?

Trả lời:

  1. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP).

Như vậy, do bạn đang sinh sống lâu dài tại Mỹ và chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam nên được xem là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều Mỹ).

  1. Điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

-           Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 7 Luật Nhà ở 2014).

-           Căn cứ Điều 186 Luật đất đai 2013 quy đinh: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”.

-           Tuy nhiên, bạn phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì mới được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam (khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014)

Việt kiều đứng tên nhà đất
Việt kiều đứng tên nhà đất

         Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

         Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam (đối với thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, tham khảo Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP và Quyết định 1217/QĐ-BTP 2020 của Bộ Tư pháp)

-           Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho tác xã, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật. (điểm b khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở 2014)

Vì vậy, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với đất tại Việt Nam, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên thì bạn có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

Tham khảo thêm >>> Tư vấn Bất động sản và Xây dựng

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan