Với tư cách là một công ty luật tư vấn cho nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, luật sư Nguyễn Tiến Hòa, giám đốc SBLAW Hồ Chí Minh đã có buổi trả lời tạp chí Vietnam Business Forum về vấn đề tư vấn luật cho nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:
Phóng viên:Đâu là yếu tố mang lại sự tin tưởng của nhà đầu tư Nhật Bản đối với SBLaw?
Luật sư Nguyễn Tiến Hòa: SBLaw là công ty luật uy tín được thành lập bởi các luật sư trẻ được đào tạo bài bản và có nền tảng giáo dục đẳng cấp Quốc Tế từ các trường Đại Học Luật uy tín trên thế giới..
Trước khi SBLaw được thành lập năm 2008, các luật sư thành viên của SBLaw hầu hết đều giữ các vị trí quan trọng và chủ chốt trong các công ty luật hàng đầu ở Việt Nam.
Do vậy, am hiểu pháp luật nội địa và tập quán địa phương, kinh nghiệm trong thương trường cộng với nền tảng tri thức pháp lý bài bản và tư duy pháp lý sáng tạo chính là thế mạnh của SBLaw.
Các đối tác Nhật bản đánh giá cao những thế mạnh này của SBLaw và gửi niềm tin đó cho chúng tôi qua các dự án đầu tư ở Việt Nam.
Uy tín của chúng tôi được số tạp chí pháp lý mang tầm quốc tế như Asia Pacific Legal 500, tạp chí Luật Tài Chính Quốc Tế ( IFLR) khẳng định là một trong những công ty luật hàng đầu góp phần thành công cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ kinh doanh tại Việt Nam.
Năm 2012, SBLaw cũng là công ty luật nhận được bằng khen của Chủ Tịch UBND Tp Hà Nội vì đã có những nỗ lực, thành tích tốt trong việc tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Là đơn vị pháp lý có vai trò tiên quyết đến thành công của khách hàng khi bắt đầu triển khai dự án, chúng tôi hiểu tâm huyết của khách hàng khi giao trọng trách này cho chúng tôi.
Lựa chọn SBLaw cũng là gửi trọn niềm tin vào các luật sư chúng tôi khi nhà đầu tư triển khai bước đầu tiên của dự án.
Đó chính là động lực đồng thời là thử thách để SBLaw không ngừng phấn đấu và nỗ lực hỗ trợ nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung khi tiếp cận thị trường Việt Nam.
Phóng viên: Những dự án thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản mang dấu ấn của SBlaw?
Luật sư Nguyễn Tiến Hòa: Tính đến thời điểm này, chúng tôi đã hỗ trợ khoảng hơn 50 đối tác Nhật Bản là những công ty lớn và có uy tín trên thế giới.
Chúng tôi tin rằng con số này sẽ không ngừng tăng lên theo thời gian. Chúng tôi hỗ trợ chủ yếu các nhà đầu tư Nhật Bản là các khía cạnh pháp lý liên quan đến họat động Đầu Tư, Thương Mại, Lao Động và Sở Hữu Trí Tuệ.
Có thể lấy một vài dự án tiêu biểu như xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ của các siêu thị tiện lợi FAMILYMART ở Việt Nam; CÔNG TY TNHH ITO VIỆT NAM (THUỘC TẬP ĐÒAN ITO CORPORATION), CÔNG TY TNHH KDK ELECTRIC WIRE (VN) tại có trụ sở tại Bình Dương, Công ty SMART E-BOOK, Công Ty NIKKEN INTERNATIONAL ASIA, tiến hành đăng ký bản quyền cho khỏang 1000 tác phẩm của CÔNG TY VIỆT NAM LƯU CẦU tại Cục Bản Quyền Tác Giả….
Phóng viên: Là nhà tư vấn nhiều năm cho các doanh nghiệp Nhật Bản, theo ông, những thuận lợi và khó khăn khi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam?
Luật sư Nguyễn Tiến Hòa: Nhật Bản luôn là nhà đầu tư tôn trọng pháp luật và các chính sách pháp lý của Việt Nam một cách rất nghêm túc và chặt chẽ.
Bản thân chúng tôi là đơn vị tư vấn pháp lý và cũng học hỏi được rất nhiều về tinh thần làm việc và tính sang tạo và sự nghiêm túc trong công việc của người Nhật thông qua các dự án đầu tư.
Thực tế, quan hệ hợp tác đầu tư giữa 2 quốc gia đã được thể hiện qua Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản được ký kết tháng 11/2003 và đến tháng 12/2003, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được đưa ra, tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản chưa bao quát hết được những vấn đề khó khăn mang tính vi mô của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Điều này gây ra một số hạn chế trong thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế tạo, phụ trợ.
Cụ thể, môi trường đầu tư tại Việt Nam mà ở đây là cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông chưa phát triển đồng bộ. Cùng với đó, việc cấp phép đầu tư, các thủ tục hành chính rườm rà khi tiến hành xin cấp phép, nguồn cung cấp điện thiếu ổn định, những khó khăn trong mua sắm máy móc, nguyên liệu tại chỗ… cũng là "điểm trừ" mà các nhà đầu tư Nhật Bản dành cho Việt Nam.
Một ví dụ cụ thể là việc nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng khi xin giấy phép đầu tư tại Sở Kế Họach Đầu Tư Tp sẽ phải cung cấp đủ hồ sơ pháp lý của tòa nhà nơi văn phòng của nhà đầu tư đặt trụ sở. Cũng vẫn là tòa nhà này nhưng đối với công ty Việt Nam sẽ không bị yêu cầu phải cung cấp các tài liệu đó.
Phóng viên: Theo ông, đối tác pháp lý có vai trò như thế nào trong việc kêu gọi đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam?
Luật sư Nguyễn Tiến Hòa: Đặt vị trí mình là người Việt Nâm khi triển khai một số dự án đầu tư ở nước ngòai, sẽ có rất nhiều vấn đề phải quan tâm trong đó yếu tố pháp lý được xem là quan trọng hàng đầu.
Các chính sách pháp lý sẽ quyết định đến thành công của dự án và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư . Do vậy đơn vị tư vấn pháp lý trở thành mắt xích quan trọng trong dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngòai. Khi tiếp cận với nhà đầu tư, chúng tôi cần hiểu rõ về nhà đầu tư và cần nắm bắt được thông tin mà nhà đầu tư cần hỗ trợ để có hướng tưvấn phù hợp.
Như vậy, đối tác pháp lý trước tiên phải là đơn vị giải thích đúng luật và cập nhật nhất các chính sách pháp luật cho nhà đầu tư. Ngòai ra năng lực và kinh nghiệm của đối tácpháp lý cũng là vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm khi lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý. Ngành luật khác các ngành khác ở chỗ, trình độ của luật sư có thể ngang nhau nhưng kinh nghiệm thực tế của Luật sư lại đóng vai trò quýêt định. Ngòai những yếu tố trên, nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá cao đối tác pháp lý khi hiểu rõ về văn hóa, tập quán và lịch sử hình thành của công ty họ./.