Câu hỏi: Nhờ SBLAW tư vấn giúp chúng tôi trường hợp các nhân viên đang có HĐLĐ giao kết lương thực nhận (lương net), thì theo luật BHXH mới nhất, công ty cần đóng theo mức nào?
* Theo quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hằng tháng bao gồm :
- Mức lương theo hợp đồng lao động;
- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên;
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động được xác định cụ thể mức tiền và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
* Đồng thời tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH cũng có quy định thêm về các khoản không tính đóng bảo hiểm
Các chế độ và phúc lợi khác như: Thưởng theo như quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong Hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Áp dụng vào trường hợp của chị :
Với mức lương 10,000,000 VND (net):
- Đây là mức lương thực nhận, nếu công ty chị quy định rõ mức lương đóng BHXH (net) là 10,000,000 VND và công ty sẽ chịu mọi trách nhiệm về đóng BHXH và thuế thay cho người lao động. Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho nhân viên thì công ty sẽ tự tính ra mức lương Gross dựa trên số lương net là 10,000,000 VND, rồi sau đó đăng ký và đóng bảo hiểm cho nhân viên ở mức lương Gross này. Cụ thể mức lương Gross đã bao gồm cả phụ cấp ăn trưa ở đây sẽ là khoảng 11.833.184 VND
- Bảo hiểm xã hội (8%) = 893.855 VND
- Bảo hiểm y tế (1,5% )= 167.598 VND
- Bảo hiểm thất nghiệp (1%) = 111.732 VND
- Thu nhập trước sau thuế : 10,660,000 VND (đã bao gồm tiền ăn trưa)
- Trường hợp mức lương này đã bao gồm các khoản phụ cấp, thì phải xác định cụ thể phụ cấp nào là thường xuyên và phải tính vào lương đóng BHXH.
Với khoản phụ cấp ăn trưa (660,000 VND):
- Theo công văn số 4647/TCT-DNNCN ngày 20/11/2019, khoản phụ cấp ăn trưa dưới 730,000 VND/tháng không phải tính vào lương đóng BHXH.
- Do vậy, khoản phụ cấp ăn giữa ca/ăn trưa là 660,000 VND của chị vẫn thuộc diện không phải đóng BHXH và không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Quy định trên được áp dụng cho doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước. Tuy nhiên, hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định riêng về định mức tiền ăn giữa ca/tiền ăn trưa cho người lao động ở các doanh nghiệp không có vốn của Nhà nước.
Mặc dù vậy, dựa trên Công văn số 4647/TCT-DNNCN của Tổng Cục Thuế ngày 20 tháng 11 năm 2019, thì hiện tại, quy định này đang được áp dụng cho cả những doanh nghiệp khác (không có vốn Nhà nước) và đang mặc định mức phụ cấp ăn trưa làm căn cứ để miễn trừ thuế thu nhập cá nhân và không tính vào số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, là 730.000 đồng/người/tháng theo quy định tại Khoản 4, Điều 22, Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH.
Câu hỏi: Chúng tôi muốn làm rõ thêm:
Nếu công ty ghi nhận trên Hợp đồng về mức lương thực nhận của người lao động là 10.000.000 VND, cùng với điều khoản là công ty sẽ có trách nhiệm đóng BHXH và thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, số tiền người lao động thực nhận sau thuế và sau khi khấu trừ khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân là 10.000.000 VNĐ
Do đó, tiền lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội phải cao hơn mức 10,000,000 VND này. Cụ thể như email trước, SB Law đã tư vấn thì mức lương Gross đã bao gồm cả phụ cấp ăn trưa ở đây sẽ là khoảng 11.833.184 VND
- Bảo hiểm xã hội (8%) = 893.855 VND
- Bảo hiểm y tế (1,5% )= 167.598 VND
- Bảo hiểm thất nghiệp (1%) = 111.732 VND
- Thuế thu nhập cá nhân = 0 VND.
- Thu nhập sau khi khấu trừ BHXH và thuế TNCN của người lao động là: 10,660,000 VND (đã bao gồm tiền ăn trưa)
Do phụ cấp ăn trưa (660.000VND), không được tính vào khoản tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, cho nên, khoản tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trong trường hợp này là 11.173.184 VND. Công ty sẽ tự động loại trừ khoản phụ cấp ăn trưa này khi tính tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và tính thuế TNCN.
Trường hợp bên chị khai lương làm căn cứ đóng BHXH là 10.000.000 VND, thì khoản lương 10.000.000 VND này là lương gross, không phải là lương net. Cụ thể nếu theo mức lương này
- Bảo hiểm xã hội (8%) = 800.000 VND
- Bảo hiểm y tế (1,5% )= 150.000 VND
- Bảo hiểm thất nghiệp (1%) = 100.000 VND
- Thuế thu nhập cá nhân = 0 VND
- Thu nhập sau khi khấu trừ BHXH và thuế TNCN của người lao động là: 9.610,000 VND (đã bao gồm tiền ăn trưa).
Việc làm này không trái với quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện nay 2014 cũng như là Luật bảo hiểm 2024 có hiệu lực ngày 01/07/2025. Tuy nhiên, làm theo cách này, bên chị đang không tuân thủ thỏa thuận với người lao động là trả lương net 10.000.000 VND.