Tư vấn về các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến thủ tục thừa kế

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Tôi và chồng, cả hai đều mang quốc tịch Anh, đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Cách đây 6 tháng, chồng tôi quay về Anh và không may qua đời, có để lại di chúc, được lập tại Anh. Trong đó có phần thừa kế là một căn hộ tại một chung cư quận 2 dành cho tôi, đây là tài sản riêng của chồng tôi. Hiện tại, tôi muốn tìm hiểu về các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến thủ tục thừa kế, cũng như các bước cần thiết để tôi có thể hoàn tất việc nhận di sản này.

Tư vấn về các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến thủ tục thừa kế
Tư vấn về các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến thủ tục thừa kế

Trả lời:

  1. Xác định Luật áp dụng:

Theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015, các vấn đề liên quan đến thừa kế được xác định theo pháp luật của quốc gia mà người để lại di sản có quốc tịch vào thời điểm ngay trước khi qua đời. Do đó, trong trường hợp chồng của bạn mang quốc tịch Anh, các vấn đề liên quan đến thừa kế như xác định người thừa kế, thứ tự thừa kế, phân chia di sản thừa kế, thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền,.. sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của Vương quốc Anh.

Sau khi các vấn đề thừa kế chung được giải quyết theo pháp luật của quốc gia sở tại, việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản sẽ được xác định theo pháp luật của quốc gia nơi có bất động sản đó. Do đó, đối với căn hộ chung cư tọa lạc tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, việc thừa kế sẽ tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Điều kiện để người nước ngoài được nhận thừa kế là bất động sản tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 17, 18 Luật Nhà ở 2023, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở, căn hộ chung cư tại Việt Nam thông qua hình thức nhận thừa kế khi (1) đã được phép nhập cảnh vào Việt Nam và (2) không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó theo Điều 19 Luật Nhà ở 2023, bạn là người nước ngoài nên lưu ý chỉ được nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.

  1. Thủ tục nhận di sản

  • - Bước 1: Nộp hồ sơ Hợp pháp hóa lãnh sự Di chúc.
  • - Bước 2: Dịch và Công chứng Bản Hợp pháp hóa lãnh sự của Di chúc sang Tiếng Việt.
  • - Bước 3: Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề công chứng.
  • - Bước 4: Đợi xử lý hồ sơ.

Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi nơi có bất động sản, tức là UBND quận 2.

  • - Bước 5: Tổ chức hành nghề công chứng văn bản khai nhận di sản và trả kết quả.
  • - Bước 6: Thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường quận 2.

Tham khảo thêm >> Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế tại SBLAW

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan