TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty mình là Công ty Cổ phần Việt Nam 100%, thành lập năm 2016, vốn điều lệ 4 tỷ đồng, trụ sở Công ty ở thành phố Hồ Chính Minh và dự kiến mở rộng ngành nghề môi giới bảo hiểm, nhiều loại bảo hiểm.

Cho mình hỏi:

  • Công ty mình có bổ sung thêm ngành nghề môi giới bảo hiểm được không (công ty mình mới hoạt động được chưa đến 1 năm)?
  • Giám đốc công ty mình từng là kế toán trưởng tại một công ty trong 5 năm thì có đáp ứng điều kiện người quản lý điều hành không?
  • Và công ty mình cần cung cấp giấy tờ gì để thêm lĩnh vực kinh doanh môi giới bảo hiểm?

 

Luật sư tư vấn:

Thay mặt SB Law, trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của SB Law. Liên quan đến yêu cầu của Quý Khách hàng về thành lập công ty môi giới bảo hiểm, tôi xin tư vấn cho Quý Khách hàng như sau:

Công ty môi giới bảo hiểm là loại hình công ty đặc thù do Bộ tài chính trực tiếp quản lý. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 và Điều 9 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, doanh nghiệp của Qúy khách hàng đang là doanh nghiệp bình thường thì có thể tham gia góp vốn thành lập công ty môi giới bảo hiểm nếu đáp ứng được các điều kiện:

- 03 năm liên tiếp hoạt động kinh doanh có lãi và không có lỗ luỹ kế đến thời điểm xin thành lập;

- Nếu công ty có ngành nghề kinh doanh đòi hỏi vốn pháp định thì vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi vốn pháp định, số dư còn lại tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

Do vậy, phương án hoạt động môi giới bảo hiểm tại công ty đã thành lập hiện tại là không khả thi.

Trong trường hợp công ty Quý khách hàng hoạt động chưa đủ 3 năm thì chỉ được phép góp vốn thành lập công ty môi giới bảo hiểm với tỷ lệ góp vốn dưới 10% tổng số vốn điều lệ công ty môi giới bảo hiểm. 91% tỷ lệ vốn góp còn lại phải do các cá nhân cổ đông là người Việt Nam nắm giữ. Sau này, trong trường hợp, công ty Quý khách hàng đáp ứng đủ điều kiện 03 năm hoạt động, kinh doanh có lãi và không có lỗ lũy kế thì công ty có thể xem xét mua lại 91% số vốn góp còn lại do các cổ đông cá nhân đang nắm giữ.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan