Truy thu bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Nếu lao động nghỉ từ tháng 09/2023, nhưng tháng 10/2023 HR mới báo giảm BH dẫn đến bị truy thu BHYT.

Tháng 10/2023 lao động đó vẫn có thu nhập từ tiền trợ cấp thôi việcVậy theo quy định của pháp luật, tiền truy thu BHYT 1.5% của người lao động trên tổng số 4.5% truy thu BHYT phải nộp có được phép trừ vào thu nhập của NLĐ, hay là toàn bộ 4.5% đó hoàn toàn do doanh nghiệp chịu, NLĐ không có trách nhiệm phải đóng. Trong TH công ty phải đóng hết 4.5% thì khoản tiền này có được xem là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không ạ?

Luật sư tư vấn:

  1. i) Công ty sẽ bị truy thu BHYT khi báo giảm chậm và sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nộp tiền BHYT cho những tháng báo chậm. Người lao động không có nghĩa vụ phải đóng các khoản chi phí bị truy thu này. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017:

“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu

  1. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu

2.1. Đơn vị

  1. a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”
  2. ii) Tiền truy thu 4.5% được xem là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN vì đây là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng điều kiện khoản 1 điều 9 và không thuộc các trường hợp quy đinh tại khoản 2 điều 9 luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 sửa đổi bổ sung năm 2013.

“ Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
  3. b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
  4. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
  5. a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
  6. b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
  7. c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

………….

  1. p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan