Trong trường hợp nào thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong công ty?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty tôi là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, có trụ sở ở Hà Nội. Tôi có tham gia góp vốn, cũng được coi là một trong các thành viên sáng lập của công ty. Hiện giờ, do xảy ra một số sự việc, tôi không muốn tiếp tục để vốn trong công ty này nữa và tôi cũng có một số dự án cần một khoản tiền để thực hiện. Xin hỏi, tôi có thể yêu cầu công ty trả lại cho tôi phần vốn mà tôi đã góp không bởi nếu thực hiện đúng thủ tục thì sẽ mất một khoảng thời gian rất lâu.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, trường hợp duy nhất thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong công ty

– Công ty của bạn là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, theo quy định tại Điều 51 Luật doanh nghiệp năm 2014, một trong các nghĩa vụ của thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đó là:

"2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này”.

– Theo quy định tại các điều 52,53,54 và 68 Luật này, thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên chỉ có thể rút vốn khỏi công ty dưới các hình thức sau:

+ Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp

+ Chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho chủ thể khác: phải ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên còn lại của công ty trước, nếu không ai mua lại hoặc mua lại không hết mới được chuyển nhượng cho chủ thể khác không phải là thành viên của công ty

+ Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho tất cả các thành viên theo tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong công ty

– Thành viên chỉ được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong trường hợp:

"1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

b) Tổ chức lại công ty;

c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.

2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên”.

– Ngoại trừ trường hợp này, trong tất cả các trường hợp khác, thành viên chỉ có thể rút vốn dưới hình thức chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho chủ thể khác

Thứ hai, trường hợp của bạn có yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình được không?

– Lý do bạn muốn rút vốn ra khỏi công ty là bởi không muốn hoạt động, kinh doanh, đầu tư vào công ty này nữa, không thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định thành viên được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình như đã nêu ở trên.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn chỉ có thể rút vốn khỏi công ty dưới hính thức chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo quy định của pháp luật

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan