Trọng tài thương mại là gì? Vai trò và ý nghĩa của trọng tài

Nội dung bài viết

Mình ở Hà Nội. Quý công ty cho mình hỏi: Trọng tài là gì? Công ty Luật TNHH SBLAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn cũng như giải đáp cho bạn chi tiết về trọng tài thương mại là gì? Ý nghĩa và các hình thức trọng tài.

Trọng tài là gì? Trọng tài thương mại là gì?

Trọng tài (Arbitration) và cụ thể hơn là trọng tài thương mại (Commercial Arbitration) là phương thức giải quyết tranh chấp (Tranh chấp ở đây là các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010) do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án.

Trong khoa học pháp lý, trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau và cũng có nhiều định nghĩa về trọng tài:

Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”.

Tại Việt Nam, theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (“Luật TTTM”): “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.

Trong Luật mẫu UNCITRAL có đề cập tại điều 7 như sau:

“1. “Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.

Trọng tài thương mại là gì - Vai trò và ý nghĩa của trọng tài
Trọng tài thương mại là gì? Vai trò và ý nghĩa của trọng tài

Vai trò của trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là một người đứng ra để giải quyết các tranh chấp hoặc mâu thuẫn trong lĩnh vực thương mại. Vai trò của trọng tài thương mại là đồng ý và công nhận sự công bằng và khách quan trong việc xem xét các vụ việc, lắng nghe các bên liên quan và đưa ra quyết định cuối cùng.

  • Trọng tài thường được bổ nhiệm hoặc được thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. Họ có kiến thức chuyên môn về pháp luật thương mại và quy trình trọng tài, đảm bảo rằng quyết định của họ dựa trên các điều khoản hợp đồng và quy định pháp luật liên quan.
  • Quá trình trọng tài thương mại thường diễn ra trong một phiên tòa không chính thức, linh hoạt và tuân theo quy trình trọng tài. Quyết định của trọng tài thương mại là cuối cùng và ràng buộc đối với các bên liên quan, do đó, nó có tính cưỡng bức hợp pháp.
  • Trọng tài thương mại đã trở thành một phương thức phổ biến để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại do tính linh hoạt và tốc độ xử lý, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến việc đưa vụ việc ra tòa án thông thường.
Vai trò của trọng tài thương mại
Vai trò của trọng tài thương mại

Tham khảo thêm >> Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Những ưu điểm của trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm như thủ tục đơn giản, linh hoạt theo thỏa thuận của các bên giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không công khai giúp Doanh nghiệp giữ bí mật được các thông tin tranh chấp có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Để có thể đưa tranh chấp ra giải quyết trước hội đồng trọng tài, các bên cần phải có một thỏa thuận trọng tài.

  • Thỏa thuận trọng tài đại diện cho ý chí của các bên rằng họ muốn tranh chấp được giải quyết theo phương thức trọng tài.
  • Thỏa thuận trọng tài thường là một điều khoản trong hợp đồng giao kết giữa các bên, hoặc cũng có thể là một văn bản độc lập.
  • Thỏa thuận trọng tài có thể có trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Theo Công ước New York 1982, thỏa thuận trọng tài sẽ là một thỏa thuận riêng biệt, kể cả trường hợp trường thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới dạng một điều khoản trong hợp đồng cũng sẽ được xem xét như là một thỏa thuận riêng biệt của các bên.

Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác lập thẩm quyền của hội đồng trọng tài, đồng thời thể hiện quyền tự do thỏa thuận của các bên với trọng tài. Đặc biệt là thỏa thuận trọng tài có thể loại trừ thẩm quyền của Tòa án với vụ việc.

Các hình thức trọng tài thương mai

Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc (hay còn gọi là trọng tài ad hoc) và trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế).

(i) Trọng tài vụ việc:

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:

  • Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
  • Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào.
  • Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài.

Trọng tài vụ việc tuy được quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010 nhưng chưa phát triển trên thực tế, một phần vì nếu lựa chọn sử dụng trọng tài vụ việc, các bên phải tự thực hiện toàn bộ quy trình với hội đồng trọng tài mà không có sự hỗ trợ bởi một Ban thư ký thường trực và vì vậy cần có kinh nghiệm tham gia tố tụng trọng tài trước đó.

(ii) Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế):

Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.

Các hình thức trọng tài thương mai
Các hình thức trọng tài thương mai

Tổ chức trọng tài quốc tế

VIAC là một tổ chức trọng tài quy chế có chức năng và vận hành tương tự các tổ chức trọng tài quy chế trên thế giới như Tòa trọng tài thương mại quốc tế ICC, Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), Trung tâm trọng tài Quốc tế HongKong (HKIAC),….

Đặc điểm:

  • Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên của trung tâm. Tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài nói chung đơn giản, gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký trung. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài, thông thường thì danh sách này mang tính chất khuyến nghị. Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.
  • Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng và thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhưng phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc điểm này cho phép các trung tâm trọng tài có thể được tổ chức và hoạt động với tính chất trọng tài chuyên ngành (chỉ giải quyết những loại tranh chấp thương mại nhất định).
Tổ chức trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC
Tổ chức trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC

SBLAW cung cấp dịch vụ trọng tài thương mại

SBLAW có khả năng cung cấp các nguồn lực vượt trội trong việc giải quyết tranh chấp theo các thủ tục trọng tài phức tạp trong nước và quốc tế phát sinh từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Đội ngũ luật sư của chúng tôi có dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn các công ty đa quốc gia với những các thủ tục tố tụng và trọng tài quốc tế có giá trị cao, đồng thời được hỗ trợ bởi đội ngũ các luật sư hùng hậu chuyên về giao dịch trong nước và ngoài nước. Điều đó cho phép chúng tôi dễ dàng đề xuất các chiến lược và giải pháp ưu việt đối với các tranh chấp xuyên quốc gia liên quan đến các bên nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc công ty Việt Nam kinh doanh trong nước và quốc tế.

Chuyên môn của chúng tôi bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến trọng tài cả quốc tế và trong nước. Bên cạnh việc đóng vai trò là cố vấn và thực hiện hoạt động bào chữa, điều này bao gồm việc đại diện cho khách hàng trong các thủ tục tòa án quốc gia để hỗ trợ trọng tài và trong các thủ tục công nhận và thực thi phán quyết của trọng tài. Chúng tôi tự hào về việc tư vấn cho khách hàng về các chiến lược giải quyết tranh chấp toàn diện phù hợp với các mục tiêu thương mại của họ.

Trọng tài thương mại là người đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp và đảm bảo công bằng và khách quan cho các bên liên quan trong lĩnh vực thương mại. Trên đây là toàn bộ thông tin về trọng tài thương mại là gì? Cũng như vai trò và ý nghĩa của trọng tài thương mại.

> Tham khảo thêm : Top 8 luật sư giỏi cả nước.

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan