Trách nhiệm pháp lý khi một bên vi phạm hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nội dung bài viết

Trường hợp không có giấy tờ chứng minh sự hợp tác kinh doanh giữa hai bên (không có ký kết hợp đồng hợp tác)

Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:

“1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản”.

Khoản 1 Điều 129 Bộ luật dân sự quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không không tuân thủ quy định về hình thức như sau:

Theo đó, hợp tác giữa hai bên thông qua hợp đồng hợp tác phải được xác lập bằng hình thức văn bản. Trường hợp của bạn nếu khi hai bên hợp tác mà không bằng văn bản và các giấy tờ khác chứng minh sự hợp tác giữa hai bên, thì giao dịch hợp tác của bạn là vô hiệu.

Điều 131 Bộ luật dân sự quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.

Theo đó, nếu giao dịch giữa hai bên vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Đối với thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp vô hiệu do không tuân thủ về hình thức (Điều 129) được quy định tại Điều 132 Bộ luật dân sự thì thời hiệu yêu cầu là 2 năm kể từ ngày xác lập giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được loại trừ trong các tình huống sau theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự:

“1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Nếu bạn thuộc vào hai trường hợp trên, thì giao dịch giữa hai bên sẽ có hiệu lực. Khi đó, quyền và nghĩa vụ của bạn và bên còn lại được xác lập, thay đổi, chấm dứt theo hợp đồng hợp tác.

Trường hợp hai bên có ký kết kinh doanh với nhau thông qua hợp đồng hợp tác

Nếu trong trường hợp của bạn có ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh thì khi đó, quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập.

Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:

“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định”.

Nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của người đó thuộc các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết, không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (khoản 2 Điều 428). Đồng thời, khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt kể từ khi bạn nhận được thông báo chấm dứt, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Theo đó, người kinh doanh cùng bạn có quyền yêu cầu bạn thanh toán phần nghĩa vụ mà họ đã thực hiện.

Nếu việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 428 thì người kinh doanh cùng bạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện việc bồi thường cho bạn.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan