Trả lời những câu hỏi liên quan đến việc giá thép tăng

Nội dung bài viết

Thời gian qua, thép thế giới cũng như trong nước tăng liên tục (50 – 60%) so với giá đáy năm 2020, điều này khiến các doanh nghiệp khối ngành xây dựng lao đao, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.

Nguyên nhân là do Trung Quốc hạn chế sản lượng thép do bị ô nhiễm môi trường. Trung Quốc đang từ nước xuất khẩu thép từ năm 2020 trở về trước, thì nay lại thành nước nhập khẩu thép.

Thứ hai, EU giảm sản lượng thép và đang dần thành thị trường nhập khẩu thép.

Thứ ba, Ấn Độ là nước cũng sản xuất thép lớn đang bị đình trệ do dịch Covid-19.

1.Theo luật sư, việc giá thép tăng phi mã như vậy thì điều này có gây nên áp lực lạm phát hay không?

Về mặt nguyên lý thị trường thì khi giá một mặt hàng nào đó tăng thì đem ngay lại lợi ích cho chính ngành đó, do có nguồn lực tài chính thì mới có thể tái đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, bản thân Nhà nước cũng tăng được nguồn thu. Tuy nhiên, không can thiệp để hạ giá thép, thì chỉ có doanh nghiệp và cổ đông của các doanh nghiệp ngành thép được hưởng, trong khi một số ngành khác sẽ gặp bất lợi.

Trả lời:

Đại dịch Covid-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng ngày càng tăng, nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, phôi thép, phế liệu và chi phí vận chuyển cũng tiếp tục tăng. Điều này dẫn đến việc các nhà thầu của Việt Nam đã cầu cứu lên Chính Phủ trước tình trạng giá thép tăng cao một cách phi mã trong quí I năm 2021, đặc biệt là những ngày cuối của tháng 4.

Theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam thì sản lượng sản xuất thép thô trên cả nước quý I đã lên tới 5 triệu tấn, tăng 29%. Bán hàng đạt 4.95 triệu tấn, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng tháng 3/2021 đạt sản lượng cao nhất trong vòng 05 năm trở lại đây.

Trong khi cầu có dấu hiệu tăng rõ nét thì cung được dự báo giảm trước thông tin Trung Quốc sẽ tiếp tục hạn chế sản xuất luyện kim vì ảnh hưởng môi trường. Thêm EU giảm sản lượng thép và đang dần thành thị trường nhập khẩu thép. Ấn Độ là nước cũng sản xuất thép lớn đang bị đình trệ do dịch Covid-19. Những thị trường sản xuất thép lớn trên thế giới đồng loạt đình trệ việc sản xuất thép dẫn đến doanh nghiệp thiếu nguồn cung cấp thép. Việc này khiến cho nguồn cung thiếu hụt một cách trầm trọng. Theo đó, giá thép Việt Nam tăng mạnh chủ yếu do thiếu cân đối trong vấn đề sản xuất, đối ứng cung - cầu thép của Việt Nam. Nếu nhìn lại giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020, giá thép suy giảm rất mạnh do nhu cầu xây dựng giảm mạnh. Hàng ế tồn kho lớn, các nhà máy sản xuất thép giảm công suất, giảm kế hoạch nhập phôi. Đến cuối năm 2021, khi có những hạ tầng xây dựng trở lại và tăng trưởng thì bị khan hiếm ngắn hạn.

Riêng ở Việt Nam, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra nhưng dự đoán sẽ ở mức độ thấp do đến thời điểm hiện tại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, sản xuất phục hồi, hoạt động xây dựng đã khởi sắc, lượng tiền không được bơm ồ ạt ra thị trường như các nước phát triển, mà thay vào đó là kích thích kinh tế thông qua hoãn thuế, phí.

Mức lạm phát tăng thì giá cả hàng hóa tăng mạnh, điều này sẽ làm tăng chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp đầu ra hưởng lợi. Ví dụ: giá thép tăng vọt sẽ giúp các công ty sản xuất thép thu về khoản lợi nhuận lớn nhưng lại khiến các doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu gặp bất lợi, thua lỗ.

 

2. Vậy theo luật sư có cách nào để các doanh nghiệp thép vẫn có lợi mà các ngành bị tác động của giá thép giảm ảnh hưởng tiêu cực không, hay Chính phủ phải điều chỉnh, kiểm soát giá thép theo thị trường?

Doanh nghiệp thép nội “đau đầu” vì thép ngoại… giá rẻ

Trả lời:

Trong thời gian trước mắt, rất cần có sự can thiệp của Nhà nước để giúp bình ổn giá thị trường.

Ngoài ra, nhà nước cũng cần có chính sách để thúc đẩy sản xuất thép nội địa, ban hành những chính sách thuế, ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư sản xuất mở rộng sản xuất hoặc thu hút các nhà đầu tư mới có tiềm năng phát triển các dự án sản xuất thép cán nóng, hạn chế việc các doanh nghiệp xuất khẩu thép, để có thể đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào thép xuất khẩu như tình hình doanh nghiệp nước ta hiện nay.

Đồng thời, nhà nước cần xem xét chính sách điều tiết thuế thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá, để hỗ trợ thép nhập khẩu bớt bị độn giá hơn.

Ngoài ra, về phần các doanh nghiệp cũng cần giúp bình ổn giá bằng cách: tiếp tục phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường; tăng cường hợp tác phối hợp, ưu tiên nguồn nguyên liệu và thép thô cho thị trường trong nước; tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý.

 

3. Trong bối cảnh giá thép tăng đồng loạt, việc giá thép Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thời điểm này thì việc triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại hay việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá thì cần được đặt ra như thế nào, thưa luật sư?

Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của  nước ngoài - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

Trả lời:

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), không chỉ tại Việt Nam mà ở trên thế giới, giá thép tăng vì nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép thiếu. Giá phôi, thép phế liệu, điện cực graphite cho đến than mỡ luyện coke, quặng sắt 62%... đều tăng giá rất mạnh kể từ cuối năm 2020.

Mặt khác, nhu cầu nội địa Trung Quốc phục hồi sau COVID-19 nhưng sản lượng sản xuất thép của quốc gia sử dụng thép nhiều nhất này lại giảm do chính sách kiểm soát ô nhiễm.

Thông tin giảm hoàn thuế xuất khẩu từ 13% xuống 9%, thậm chí 0% bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/05/2021 tại Trung Quốc càng đẩy giá thép trên các sàn thương mại hàng hóa “điên loạn” hơn.

Để tiếp tục đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tháo gỡ khó khăn đối với các rào cản xuất khẩu và để ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá, triển khai các giải pháp phòng vệ thương mại, thiết nghĩ, chúng ta cần:

Thứ nhất, công cụ phòng vệ thương mại cần tiếp tục được đẩy mạnh và tập trung vào một số định hướng lớn. Cụ thể, đó là tăng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng vệ thương mại của Việt Nam cũng như của WTO và một số nước trên thế giới để nâng cao nhận thức, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam; tăng cường công tác cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá.

Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương để xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Tiếp tục quan tâm, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước thông qua việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Theo dõi và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng lẩn tránh các biện pháp này; theo dõi, nghiên cứu và phân tích thay đổi chính sách, pháp luật phòng vệ thương mại và thông lệ điều tra của các đối tác, thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU…

Thứ ba, chú động ứng phó, kiên trì theo đuổi, phải kiên trì theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, bởi nếu bỏ cuộc cũng đồng nghĩa bỏ thị trường lớn. Để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1347/QĐ-BCT triển khai một số hoạt động nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, trong các vụ việc cụ thể, Bộ Công thương chủ động làm việc, kể cả đấu tranh với các cơ quan điều tra nước ngoài ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam, giảm thiểu những tác động bất lợi. Bộ Công thương cũng có thể đấu tranh pháp lý bằng cách đề nghị Chính phủ đưa vụ việc ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khi những biện pháp mà các nước áp dụng có dấu hiệu vi phạm quy định WTO giống vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng là doanh nghiệp cần phải bảo đảm nguyên tắc chặt chẽ, minh bạch về sổ sách, truy xuất được về hồ sơ gốc và không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan