Tội môi giới làm giấy tờ giả

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW tư vấn về tội môi giới làm giấy tờ giả trong Chương trình Hiểu Đúng - Làm Đúng. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Tú mua giấy tờ giả để phục vụ công việc lên chức, sau đó, anh Tú đã môi giới lại cho anh Tài với anh Trọng cùng mua giấy tờ giả, sự việc bị cơ quan công an phát hiện, anh Tú bị cơ quan công an triệu tập, người nhà anh Tú đến luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật:

Theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thứ hai, đồng phạm theo quy định của pháp luật:

- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

- Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn đã giới thiệu cho một số người làm bằng giả. Bạn không trực tiếp làm bằng giả, tuy nhiên, bạn lại môi giới cho người khác làm bằng giả. Hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với vai trò là người giúp sức.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan