Tôi đi xuất khẩu lao động, sau khi về nước tôi phải làm gì để thanh lý hợp đồng?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi ở Hải Dương. Tôi có đi xuất khẩu lao động. Sau khi về nước tôi phải làm gì để thanh lý hợp đồng? Trường hợp họ không chịu thanh lý hợp đồng thì tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về việc thanh lý hợp đồng lao động

Sau khi hoàn thành hợp đồng với người sử dụng lao động, người lao động phải về nước đúng hạn. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng, người lao động phải thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp phái cử.

Doanh nghiệp phái cử có trách nhiệm thanh lý hợp đồng với người lao động theo quy định tại Khoản 3 mục V Thông tư 21/2007/BLĐTBXH quy định như sau:

“3. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (điểm đ khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 27, điểm e khoản 2 Điều 41 của Luật):

a) Việc thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp với người lao động phải được lập thành văn bản;

b) Văn bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do chấm dứt hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp và người lao động, các nội dung khác mà hai bên đã thỏa thuận;

c) Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đơn phương thanh lý hợp đồng thì biên bản thanh lý hợp đồng phải có các nội dung: lý do đơn phương thanh lý hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động, các nội dung về bồi thường thiệt hại (nếu có) kèm theo chứng từ chứng minh nội dung thiệt hại;

d) Việc hoàn trả tiền ký quỹ của người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

đ) Việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Tư pháp”.

Thứ hai, trong trường hợp họ không thanh lý hợp đồng lao động cho người lao động

Trong trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng và về nước đúng thời hạn mà doanh nghiệp không thanh lý hợp đồng và trả lại toàn bộ tiền cọc cho lao động là vi phạm pháp luật. Bạn cần liên hệ với Cục quản lý lao động ngoài nước để được hỗ trợ.

Với hành vi không thanh lý hợp đồng và không trả tiền kí quỹ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể:

“2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

……………………

c) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo quy định;

……………………

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này”.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan