Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được ký ngày 30/6/2019 và chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020. Các nền kinh tế thành viên EU là những đối tác kinh tế quan trọng, là những thị trường lớn, tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; giúp nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có thêm động lực phát triển, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo đó, việc hiện thực hóa tiềm năng và những cơ hội lớn về mở rộng thị trường nhờ các FTA thế hệ mới như EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực hoàn thiện thể chế và đảm bảo việc thực thi nghiêm túc, hiệu quả những cam kết của mình, trong đó có các cam kết về lao động.
Để làm rõ hơn nội dung này, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty luật SBLAW đã trả lời Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề “Thực thi cam kết lao động trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU”
Qua hơn 3 năm EVFTA có hiệu lực, ông đánh giá gì về việc thực thi cam kết lao động trong EVFTA của Việt Nam? Nhất là nỗ lực gia nhập 25 Công ước của ILO, gồm 9/10 Công ước cơ bản, 3/4 Công ước quản trị và 13 Công ước kỹ thuật của Việt Nam và nội dung các Công ước này đều đã được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Bộ luật Lao động 2019?
Trả lời:
Sau gần 3 năm thực hiện có thể thấy rằng Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động, tiêu chuẩn lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đặc biệt, Việt Nam đã nỗ lực gia nhập 25 Công ước của ILO, gồm 9/10 Công ước cơ bản, 3/4 Công ước quản trị và 13 Công ước kỹ thuật của Việt Nam và nội dung các Công ước này đều đã được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Bộ luật Lao động 2019.
Tôi đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động của Việt Nam trong thời gian qua, dù bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng các quy định của Bộ luật lao động 2019 cơ bản được cộng đồng doanh nghiệp và người lao động thực hiện tương đối tốt, không có khó khăn, vướng mắc lớn. Các cam kết về lao động, công đoàn trong EVFTA về cơ bản đã được nội luật hóa vào Hệ thống pháp luật về lao động của Việt Nam. Các văn bản pháp luật mới có những quy định bảo vệ tốt hơn các quyền và nguyên tắc cơ bản trong lao động, bao gồm cả không phân biệt đối xử và bình đẳng giới, xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, thỏa ước tập thể và quyền tự do hiệp hội.
Việc thực hiện các cam kết về lao động trong EVFTA sẽ góp phần cải thiện điều kiện làm việc, tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Vậy để hiện thực hoá mục tiêu này, hệ thống pháp luật Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện như thế nào, thưa ông?
Trả lời:
Để Hiệp định EVFTA tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian với nhằm góp phần cải thiện điều kiện làm việc, tái sản xuất lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Chính phủ cần rà soát pháp luật trong thực thi Hiệp định, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đúng với lộ trình đã quy định của EVFTA.
Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý, hình thức xử phạt để xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi hơn với thông lệ quốc tế. Cụ thể, hoàn thiện các thiết chế quản lý nhà nước về quan hệ lao động của Việt Nam nói chung, lao động trẻ em nói riêng; hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thiết chế đại diện người lao động và người sử dụng lao động, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các thiết chế giải quyết quan hệ lao động. Về lao động trẻ em, yêu cầu nhà cung ứng cam kết sử dụng lao động đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cơ quản chức năng cần chỉ rõ mức phạt, nguy cơ xử lý hình sự để thay đổi nhận thức của người dân.
Bộ luật Lao động 2019 đã cải thiện cơ bản một số vấn đề liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động, trong đó, nghiêm cấm sự can thiệp của người sử dụng lao động vào hoạt động của tổ chức đại diện lao động. Quy định này đã có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến việc thực thi cam kết của Việt Nam?
Với sự chủ động hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, nhằm thực thi cam kết lao động trong EVFTA, theo bà điều này đã tác động ra sao đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như người lao động trong ngành da giày?
Phần II: Giải pháp chủ yếu đảm bảo thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA
Qua chia sẻ của các diễn giả, dù đã có bước chuyển biến tích cực trong thực thi cam kết lao động, ông có thể chỉ rõ những điểm quy định pháp luật chưa phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cam kết trong EVFTA?
Trả lời:
Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực trong thực thi cam kết lao động tuy nhiên thực trạng pháp luật về sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam còn có những điểm chưa phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, cam kết trong EVFTA. Cụ thể:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam chưa có sự cụ thể hóa đối với những loại hình công việc được phép sử dụng lao động trẻ em và cấm sử dụng lao động trẻ em theo tiêu chuẩn của ILO.
Thứ hai, về làm thêm giờ, BLLĐ năm 2019 quy định lao động chưa thành niên từ đủ 15 đến 18 tuổi được làm thêm giờ và làm việc ban đêm một số công việc theo quy định pháp luật (khoản 2 Điều 146). Tuy nhiên, Khuyến nghị số 146 của ILO về tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc cấm làm thêm giờ đối với lao động trẻ em để đủ thời gian cho việc giáo dục, nghỉ ngơi và các hoạt động khác (Đoạn 13). Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa tương thích với công ước quốc tế về quy định này.
Thứ ba, về thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động sử dụng lao động trẻ em. Việt Nam vẫn theo mô hình thanh tra lao động hợp nhất, nghĩa là chưa có thanh tra chuyên ngành về lao động chưa thành niên.
Tham khảo thêm >> Tư vấn luật lao động