THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty tôi đang cần tư vấn pháp lý về việc thành lập công ty cung ứng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (Giám định tổn thất bảo hiểm). Mong SB LAW hỗ trợ cho tôi về thủ tục thành lập. Tôi xin cảm ơn

Luật sư tư vấn: Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nhận thấy Quý Khách Hàng cần tư vấn hỗ trợ về các thủ tục tiến hành việc thành lập công ty cung ứng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (Giám định tổn thất bảo hiểm). Vậy, chúng tôi hân hạnh được giới thiệu với Quý Khách Hàng bản Đề Xuất Dịch Vụ Pháp Lý của chúng tôi để Quý Khách Hàng xem xét và cân nhắc:

Ý KIẾN SƠ BỘ

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 93b Luật kinh doanh bảo hiểm, Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;

- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.

Điều 259 Luật thương mại quy định tiêu chuẩn Giám định viên như sau:

  • Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
  • Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
  • Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.

- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

Như vậy, để cung cấp dịch vụ Phụ trợ bảo hiểm, tổ chức/cá nhân cần thực hiện thủ tục: (i) Đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; và (ii) các cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong công ty phải có đủ điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ.

PHẠM VI CÔNG VIỆC

Chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ

- Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết liên quan đến các thủ tục Đăng ký thành lập công ty 100% vốn Việt Nam cung cấp dịch vụ Phụ trợ bảo hiểm (Giám định tổn thất bảo hiểm) tại TP. Hồ Chí Minh;

- Soạn thảo các tài liệu trong hồ sơ cần thiết bằng Tiếng Việt;

- Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

- Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;

- Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

- Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục cấp phép:

- Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền thay mặt cho Khách hàng;

- Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

- Cập nhập cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, yêu cầu bổ

sung (nếu có) và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận được kết quả;

Lộ trình thực hiện các công việc trên có thể mô tả chi tiết như sau:

  1. Chuẩn bị hồ sơ: trong vòng 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày Khách hàng cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin theo yêu cầu của SB Law.
  2. Nộp hồ sơ: Trong thời hạn 02 – 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Chúng tôi sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền đối với từng loại thủ tục hành chính.
  3. Quy trình cấp phép thành lập công ty: Trong vòng 07 - 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Trong thực tế quá trình cấp phép, chúng tôi thừa nhận các thủ tục hành chính

có thể bị kéo dài vì lý do khách quan bao gồm nhưng không giới hạn ở: phê duyệt, hồ

sơ đơn do Khách hàng cung cấp không đầy đủ, yêu cầu giải trình làm rõ/sửa đổi/bổ

sung liên quan đến các vấn đề trong hồ sơ đơn, lịch làm việc/nghỉ phép của lãnh

đạo/chuyên viên… Trong tình huống như vậy, SB Law và Đối tác/Đơn vị Liên kết/Nhà

thầu sẽ có những nỗ lực hợp lý để thúc đẩy và hoàn thành công việc trong thời gian

sớm nhất.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết tương tự của SB Law liên quan tới lĩnh vực Đầu Tư dưới đây:

Việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua lại khách sạn, nhà hàng để kinh doanh khách sạn, nhà hàng có thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản không?

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan