Thủ tục pháp lý xin Giấy phép tư vấn du học tự túc

Nội dung bài viết

1. Quy định của pháp luật về Giấy phép hoạt động tư vấn du học tự túc.

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, để được cấp giấy phép hoạt động tư vấn du học tự túc,

Doanh nghiệp cần phải thỏa mãn các điều kiện pháp lý như sau:

– Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nội dung đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn du học tự túc;

– Có trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học[1];

– Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro; có tiền ký quỹ tối thiểu 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại;

– Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

2. Danh sách tài liệu để xin Giấy phép.

Để hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tư vấn du học, Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các tài liệu sau đây:

– Bản sao xác nhận Giấy đăng ký kinh doanh (02 bản);

– Đề án hoạt động tư vấn du học, nêu rõ mục tiêu hoạt động, nội dung, cơ sở vật chất, khả năng tài chính, trình độ, năng lực của người đứng đầu và nhân viên trực tiếp tư vấn du học, khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài, luận chứng về khả năng hoạt động của tổ chức, kế hoạch thực hiện, các biện pháp thực hiện, các phương án, quy trình tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đề án sơ bộ do doanh nghiệp cung cấp, chúng tôi sẽ tiến hành rà soát và hoàn thiện phù hợp với định hướng và yêu cầu của cơ quan chức năng;

– Lý lịch của người đứng đầu tổ chức tư vấn du học có xác nhận của địa phương (soạn thảo theo mẫu do SBLaw cung cấp);

-Danh sách trích ngang của các nhân viên trực tiếp tư vấn du học (soạn thảo theo mẫu do SB Law cung cấp);

-Bản sao xác nhận Giấy chứng nhận đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của người đứng đầu và các nhân viên trực tiếp tư vấn du học;

– Bản sao xác nhận Chứng chỉ ngoại ngữ của Người đứng đầu tổ chức tư vấn du học;

– Bản sao xác nhận Bằng đại học của Người đứng đầu tổ chức tư vấn du học;

– Bản sao xác nhận điều lệ công ty.

-Bản sao xác nhận Tài liệu chứng minh Doanh nghiệp đã hoàn thành việc ký quỹ 500 triệu đồng tại Ngân hàng thương mại.

Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý sẽ quyết định cấp Giấy phép hoạt động tư vấn du học cho Quý Công ty.

3. Phạm vi dịch vụ của SBLAW.

Nhóm công việc

Mô tả cụ thể

CHUẨN BỊ HỒ SƠ

– Thông báo cho Khách hàng danh mục các tài liệu cần thiết theo quy định của Pháp luật Việt Nam
– Dự thảo hồ sơ yêu cầu cho Khách hàng
– Điều chỉnh dự thảo hồ sơ theo ý kiến của Khách hàng
– Xin ý kiến sơ bộ của Cơ quan cấp phép về dự thảo hồ sơ
– Hoàn chỉnh dự thảo hồ sơ và gửi cho Khách hàng ký và đóng d

 

THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP PHÉP

– Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan cấp phép
– Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ tại cơ quan cấp phép
– Tiến hành giải thích, giải trình nội dung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan cấp phép (nếu có)
– Thay mặt Khách hàng tiến hành nhận Giấy phép hoạt động tư vấn du học

[1] Để xác nhận cơ sở vật chất của doanh nghiệp có đáp ứng đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học, trong quá trình đánh giá xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tư vấn du học, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp xuống doanh nghiệp để tiến hành thẩm định.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan