Thủ tục Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chào Luật sư, chúng tôi chuẩn bị kinh doanh phân phối một số sản phẩm Gas lạnh như R22 (CHF2CL); R32 (CH2F2);... Luật sư tư vấn cho chúng tôi về điều kiện, thủ tục để kinh doanh các mặt hàng này. Cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. TƯ VẤN SƠ BỘ

Đối với các sản phẩm của bạn là Gas lạnh R22 (CHF2Cl) và R32(CH2F2) là những sản phẩm có chưa có loại hóa chất thuộc phụ lục I; Phụ lục II Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Theo đó để kinh doanh các sản phẩm này cần có được cấp phép Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.

1.1 ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất;
  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật
  • Địa điểm, diện tích kho chứa phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
  • Vật chứa, bao bì lưu trữ hóa chất phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; phương tiện vận chuyển hóa chất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật;
  • Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
  • Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
  • Các đối tượng theo quy định pháp luật phải được huấn luyện an toàn hóa chất.

1.2 THÀNH PHẦN HỒ SƠ

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại khoản 7, Điều 10, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
  • Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc Xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh; hoăc, Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc hoặc các văn bản khác chứng minh quyền sử dụng hợp pháp.
  • Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
  • Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
  • Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất
  • Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

1.3 THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

1.4 : QUY TRÌNH THỰC HIỆN

  • Chuẩn bị hồ sơ
  • Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận về Sở Công Thương.
  • Sở Công Thương sẽ xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. DỊCH VỤ CỦA SBLAW

2.1 Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ:

  • Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của pháp luật;
  • Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;
  • Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;
  • Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;
  • Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;
  • Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền

2.2 Thủ tục cấp phép:

  • Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
  • Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và;
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc nhận kết quả.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan