Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Nội dung bài viết

Khi Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế, ngoài làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI), còn có một xu hướng mới, đó là các doanh nhân Việt đã mang vốn, công nghệ ra nước ngoài đầu tư.

Trong thời gian vừa qua, các tập đoàn, tổng công ty như Viettel đã đầu tư hàng tỷ USD ra thị trường ngoài nước như Lào, Cam pu chia, Haiti trong lĩnh vực viễn thông,

Hoàng Anh Gia Lai cũng đầu tư vào thị trường cao su, bất động sản tại Lào.

Ngoài khía cạnh kinh tế, khía cạnh pháp lý khi đầu tư ra nước ngoài cũng được các nhà đầu tư rất quan tâm, trong khuôn khổ bài viết này, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch, luật sư điều hành S&B Law sẽ giới thiệu về trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài.

1.Về cơ sở pháp lý.

Hiện tại, Việt Nam đã có hành lang pháp lý điều chỉnh về vấn đề đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư cần nghiên cứu các văn bản sau:

- Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

- Nghị định số 78/2006 78/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

- Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11

- Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.

- Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19 tháng 01 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

- Thông tư số 04/2005/TT-NHNN ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 mục III thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

2. Điều kiện áp dụng cho chủ đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài

Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp.

4. Quy trình thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ Dự án đầu tư gồm:

  • Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
  • Bản giải trình về dự án đầu tư ra nước ngoài gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
  • Văn bản xác nhận tính hợp pháp nguồn vốn đầu tư (Xác nhận số dư tài khoản tiền trong ngân hàng ít nhất là bằng hoặc lớn hơn nguồn vốn đầu tư…)
  • Các giấy tờ xác minh tư cách pháp lý của Nhà đầu tư là cá nhân (Lý lịch tư pháp, Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân…).
  • Số lượng hồ sơ: 08 bộ trong đó có 01 bộ gốc

5. Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

  • Sau khi nhận được hồ sơ dự án đầu tư hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc Bộ kế hoạch và đầu tư có văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ dự án đầu tư gửi các Bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư và có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; quá thời hạn trên mà cơ quan được hỏi không có ý kiến bằng văn bản thì được coi là đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Lưu ý: Thời gian nói trên không bao gồm thời gian bổ sung hồ sơ, giải trình hồ sơ theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do tính chất phức tạp của hồ sơ hoặc do sự thay đổi của chính sách, pháp luật đầu tư của Nhà nước vào thời điểm thực hiện dịch vụ.

6. Dịch vụ pháp lý cung cấp bởi S&B Law

- Tư vấn về trình tự, thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Soạn thảo văn bản và xây dựng hồ sơ pháp lý, lập hồ sơ dự án đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp phục vụ cho việc hoàn thành Dự án đầu tư. Khách hàng tự chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của những thông tin đã cung cấp. Luật sư sẽ cung cấp cho khách hàng bảng thu thập các thông tin phục vụ việc xây dựng hồ sơ Dự án để khách hàng hoàn thiện.

- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình hoàn thiện các tài liệu khác phục vụ cho việc xin Giấy phép đầu tư (không thuộc phạm vi dịch vụ của Luật sư).

- Đại diện tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo ủy quyền của nhà đầu tư:

- Theo dõi tiến độ, cập nhật thông tin thuờng xuyên về thủ tục, điều kiện và đại diện cho khách hàng giải trình theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm liên quan đến việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

- Nhận Giấy chứng nhận đầu tư.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan