Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chào Luật sư, Chúng tôi muốn xin Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm cho một số nhận viên mới. Nhờ Luật sư tư vấn cho tôi cách thức và thủ tục thực hiện để được Cấp phép ạ. Cảm ơn Luật sư

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. TƯ VẤN SƠ BỘ

1.1 Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm

  • Được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;
  • Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành;
  • Được phép điều khiển phương tiện phù hợp với loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

1.2 Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng để vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm;
  • 02 ảnh cỡ 3 × 4 cm của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

1.3 Quy trình thực hiện

  • Chuẩn bị hồ sơ
  • Gửi hồ sơ theo quy định về Sở Công Thương trên địa bàn quản lý;
  • Sở Công Thương tổ chức xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tiến hành tổ chức huấn luyện, kiểm tra, sát hạch và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm (Giấy chứng nhận);
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Sở Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ;
  • Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. DỊCH VỤ CỦA SBLAW

2.1 Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ:

  • Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của pháp luật;
  • Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;
  • Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;
  • Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;
  • Thông báo lịch tổ chức huấn luyên, kiểm tra
  • Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;
  • Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền

2.2 Thủ tục cấp phép:

  • Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
  • Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và;
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc nhận kết quả.


0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan