Thời điểm đăng ký thương hiệu, kiểu dáng và sáng chế ra nước ngoài.

Nội dung bài viết

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã quan tâm đúng mức tới vấn đề sở hữu trí tuệ, trong đó có việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với những chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý cũng như các thành quả đầu tư như kiểu dáng công nghiệp, sáng chế.

Các doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ tại các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam như Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả.

Một trong những đặc điểm của sở hữu trí tuệ là tính lãnh thổ, có nghĩa là khi chủ sở hữu quyền đăng ký tại Việt Nam thì chỉ được bảo hộ ở Việt Nam, không có giá trị ở các quốc gia khác trên thế giới.

Việt Nam đang nổi lên là một nhà xuất khẩu lớn trên thế giới với những mặt hàng có khối lượng đứng đầu như gạo, cà phê, các sản phẩm đồ gỗ, điện tử…

Vì vậy, để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu ở nước ngoài, các doanh nghiệp cũng cần hết sức quan tâm tới việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường mà sản phẩm xuất khẩu vào.

Việc này rất quan trọng, để tránh trường hợp mất thương hiệu tại các thị trường như đã từng xảy ra với các thương hiệu như Vinataba, Cà phê Buôn Ma Thuột. Nếu mất thương hiệu, đây là rào cản để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế.

Một trong những lý do để nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa mặn mà với việc đăng ký ra nước ngoài đó là chi phí đăng ký cao cũng như không am hiểu thủ tục tại các quốc gia đó.

Vì vậy, các doanh nghiệp nên nhờ tới sự trợ giúp pháp lý của các luật sư, công ty luật, bằng kinh nghiệm của mình, họ sẽ tìm ra cách thức để giảm thiểu chi phí, giảm thiểu rủi ro khi tiến hành đăng ký thương hiệu, kiểu dáng, sáng chế ra nước ngoài.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

www.baohothuonghieu.com

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan