Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ngày càng tinh vi và phức tạp

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có quan điểm về "Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh" trên Chương trình Kinh doanh Pháp luật VTV2. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law

Câu hỏi: Thưa Ông, có ý kiến cho rằng, hiện nay, các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh có xu hướng ngày càng tinh vi, phức tạp, nhất là việc ấn định giá hàng hóa, dịch vụ... ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường và người tiêu dùng. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này? (lĩnh vực, hệ lụy, nguyên nhân chính...)

Trả lời:

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Theo quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Trong thực tiễn hiện nay, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phổ biến nhất.

Hậu quả tất yếu của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự độc quyền hóa thị trường, quyền lợi người tiêu dùng không được đảm bảo. Vì các hành vi này có thể làm biến dạng thị trường, thay đổi cơ cấu “cung”, lũng đoạn “cầu”, phá vỡ giá trị điều tiết theo quy luật cung - cầu của thị trường, gây nguy hại không chỉ cho các đối tượng cạnh tranh, người tiêu dùng mà toàn thị trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh về giá cả trên thị trường mà đáng lẽ họ phải được hưởng nếu không có thoả thuận ấn định giá giữa các doanh nghiệp.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan