Thành lập doanh nghiệp xã hội

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chúng tôi là một nhóm cá nhân, có hoạt động bảo vệ các loài động vật bị nguy cấp, cứu hộ và trả lại rừng, chúng tôi muốn tìm hiểu về doanh

Trả lời: Liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp xã hội của trung tâm, trước tiên chúng tôi gửi Quý khách hàng một số quy định pháp luật liên quan đến loại hình doanh nghiệp xã hội tham khảo và có cái nhìn tổng quát về loại hình này.

1.Điều kiện của doanh nghiệp xã hội

Tại Điều 10 Luật doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp;

- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng

- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký;

2.Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội

Thành phần hồ sơ tương tự như hồ sơ thành lập một doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên với doanh nghiệp xã hội cần có thêm tài liệu: Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Tên doanh nghiệp xã hội có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

Cơ quan cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp xã hội đặt trụ sở.

3.Về hoạt động của doanh nghiệp xã hội

3.1. Về việc tiếp nhận viện trợ, tài trợ của doanh nghiệp xã hội

Mục đích tiếp nhận viện trợ, tài trợ: để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

Nguồn viện trợ, tài trợ: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Doanh nghiệp xã hội có thể tiếp nhận viện trợ từ 2 nguồn sau:

- Viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

- Tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

3.2.Trình tự tiếp nhận viện trợ, tài trợ

(*) Đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài:

Theo quy định tại Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, Thông tư 07/2010/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 93/2009/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, trình tự tiếp nhận viện trợ được thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Lập dự án/chương trình viện trợ phi chính phủ nước ngoài;

Bước 2: Thẩm định dự án/chương trình tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 3: Trình UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thẩm định và phê duyệt khoản viện trợ.

Bước 4: Tiếp nhận khoản viện trợ.

(*) Đối với tài trợ từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, trình tự tiếp nhận khoản tài trợ được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập Văn bản tiếp nhận tài trợ khi nhận tài trợ;

Bước 2: Thông báo Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

4. Về trách nhiệm báo cáo

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính

Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

5. Về việc theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp xã hội chịu sự giám sát, theo dõi của UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở theo 2 hình thức sau:

- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong trường hợp cần thiết. Trường hợp này, yêu cầu báo cáo về việc tuân thủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải được lập thành văn bản. Trong đó, nêu rõ lý do, nội dung yêu cầu cụ thể; thời hạn và cách thức thực hiện các yêu cầu.

- Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường. Cơ quan nhà nước chỉ được trực tiếp tiến hành kiểm tra doanh nghiệp ít nhất sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu kiểm tra cho doanh nghiệp.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan