Hiện nay, Việt Nam đã ra nhập tổ chức WTO và các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, còn có thể lập các công ty thực hiện quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện quyền phân phối tại thị trường Việt Nam.
1. Các mô hình kinh doanh.
S&B Law đưa ra các phương án khác nhau để nhà đầu tư có thể lựa chọn và kinh doanh thành công tại Việt Nam.:
Phương án 1:
Thực hiện lập công ty có chức năng thực hiện quyền nhập khẩu, công ty có chức năng này có thể nhập hàng từ nước ngoài về và bán cho các công ty thương mại tại Việt Nam (Công ty thương mại này được hiểu là Công ty có chức năng phân phối mặt hàng mình nhập về);
Phương án 2:
Thực hiện lập công ty có chức năng thực hiện quyền phân phối. Đối với phương án này, nhà đầu tư có thể lựa chọn việc lập công ty thực hiện phân phối bán buôn hoặc bán lẻ hoặc cả hai quyền nêu trên. Nếu nhà đầu tư lựa chọn thực hiện quyền phân phối bán buôn thì nhà đầu tư sẽ không được lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nếu nhà đầu tư lựa chọn phương án bán buôn, sẽ có hai phương thức là THÀNH LẬP CƠ SỞ BÁN BUÔN và KHÔNG THÀNH LẬP CƠ SỞ BÁN BUÔN.
(i) Nếu THÀNH LẬP CƠ SỞ BÁN BUÔN sẽ được hiểu là doanh nghiệp cần có nơi trưng bày, lưu trữ hàng hóa. Do đó, khi nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ xin cấp phép sẽ phải chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của Kho, nơi thuê Kho có được phép lưu trữ, bán hàng tại đó hay không (cái này tùy thuộc quy hoạch của từng Quận/Huyện, ví dụ thuê Kho trong Khu dân cư thì khó được chấp thuân);
(ii) Nếu KHÔNG THÀNH LẬP CƠ SỞ BÁN BUÔN thì doanh nghiệp sẽ giải trình theo cách là HÀNG NHẬP VỀ ĐẾN CẢNG SẼ CHUYỂN TRỰC TIẾP ĐẾN KHO CỦA BÊN MUA.
Phương án 3:
Nhà đầu tư có thể kết hợp hai phương án (1) và (2).
2. Về thủ tục đầu tư.
Nếu nhà đầu tư chỉ đăng ký chức năng nhập khẩu thì chỉ cần áp dụng thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu nhà đầu tư thực hiện chức năng phân phối thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra dự án đầu tư.
3. Về điều kiện đầu tư.
Để đăng ký chức năng nhập khẩu và phân phối, Nhà đầu tư phải thỏa mãn các tiêu chí tối thiều sau:
(i) Phải là Pháp nhân;
(ii) Pháp nhân này phải có kinh nghiệm hoạt động thương mại. Chứng minh bằng cách trong GCN ĐKKD/Điều lệ của Pháp nhân có chức năng thương mại, thực tế đã hoạt động thông qua các Hợp đồng, Tờ khai Hải quan, Giấy phép được hoạt động …;
(iii) Vốn Điều lệ của Công ty dự định được thành lập tại Việt Nam phải đủ để thực hiện chức năng nêu trên.
4. Về thời hạn cấp phép:
Khoảng sáu mươi (60) ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ;
5. Dịch vụ pháp lý của S&B Law sẽ cung cấp cho nhà đầu tư:
(i) Tư vấn pháp luật có liên quan đến thành lập Công ty tại Việt Nam;
(ii) Soạn thảo hồ sơ thành lập;
(iii) Nộp và theo dõi tiến độ xử lý của Cơ quan Nhà nước;
(iv) Nhận GCN Đầu tư;
(v) Xin cấp Mã số thuế;
(vii) Đăng bố cáo.