THÀNH LẬP CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ THƯỜNG XUYÊN

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chào Luật sư. Chúng tôi muốn thành lập một cơ sở đào tạo nghề thường xuyên. Luật sư tư vấn cho chúng tôi những điều kiện, thủ tục và hồ sơ để thành lập cơ sở đào tạo nghề thường xuyên. Cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm dến dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Liên quan đến vấn đề bạn thắc mắc, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. TƯ VẤN SƠ BỘ

Căn cứ quy định tại Nghị định 43/2015/NĐ-CP, điều kiện tổ chức Đào tạo thường xuyên đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm:

  • Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
  • Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt;
  • Có người dạy nghề là nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, người có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2/5 hoặc thợ bậc 3/7 trở lên, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.
  • Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.

Như vậy, để hoạt động Đào tạo thường xuyên, Khách hàng cần thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong lĩnh vực dự kiến đào tạo. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể vừa hoạt động kinh doanh vừa thực hiện đào tạo thường xuyên.

2. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN

2.1 Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình đào tạo thường xuyên

Chương trình đào tạo thường xuyên phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:

- Tên chương trình đào tạo;

- Mục tiêu chương trình đào tạo;

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;

- Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);

- Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;

- Phương pháp và thang điểm đánh giá.

  • Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia đào tạo thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.
  • Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.2 Thời gian đào tạo: dưới 3 tháng/khóa đào tạo

2.3 Tuyển sinh đào tạo thường xuyên

  • Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
  • Trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề.
  • Hình thức tuyển sinh: xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
  • Hồ sơ, thủ tục tuyển sinh do người đứng đầu cơ sở đào tạo quy định.

2.4 Tổ chức lớp học

  • Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm tối đa 35 học viên.
  • Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 học viên.
  • Mỗi lớp học có ít nhất một giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy và phụ trách lớp.

2.5 Sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo thường xuyên

  • Chương trình đào tạo, giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy chương trình đào tạo
  • Danh sách giảng viên, giáo viên, người dạy nghề
  • Kế hoạch đào tạo
  • Phiếu học viên
  • Sổ theo dõi kết quả học tập của học viên

2.6 Kiểm tra và cấp Chứng chỉ đào tạo

  • Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc mô-đun, môn học, chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề quyết định và được quy định trong chương trình đào tạo.

Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức: Đạt yêu cầu và Không đạt yêu cầu, có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người đánh giá.

Học viên có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, thì phải tự ôn tập nội dung kiến thức và thực hành nghề đã học để dự kiểm tra lại. Số lần kiểm tra lại tối đa là 2 lần. Nếu kiểm tra lại lần thứ hai vẫn không đạt yêu cầu, thì phải học lại (nếu học viên có nhu cầu).

  • Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có kết quả kiểm tra kết thúc chương trình đào tạo đạt yêu cầu.

Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học và được thực hiện theo mẫu định dạng quy định.

2.7 Chế độ báo cáo

  • Các tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề gửi báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo thường xuyên 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 6 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 12 về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cơ sở đào tạo đang hoạt động.

3. PHẠM VI CÔNG VIỆC CỦA SBLAW

3.1 Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đơn:

· Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;

· Soạn thảo các tài liệu trong hồ sơ

· Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

· Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;

· Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

· Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

3.2 Thủ tục cấp phép:

· Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền thay mặt cho Khách hàng;

· Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

· Cập nhật cho Khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, yêu cầu bổ sung (nếu có).

3.3 Phạm vi công việc nêu trên được mô tả như sau:


Chuẩn bị hồ sơ:
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Quý Khách hàng cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin theo yêu cầu của SB Law;

Nộp hồ sơ: Trong vòng 02 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ đã được kí và niêm phong, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền;

Quy trình cấp phép: Thành lập doanh nghiệp: trong vòng 07 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

4. PHÍ DỊCH VỤ

  • Phí dịch vụ cho việc thành lập doanh nghiệp và tư vấn các vấn đề liên quan đến đào tạo thường xuyên của doanh nghiệp như: Tuyển sinh, Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo, Hỗ trợ soạn thảo/rà soát Phương pháp và chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của doanh nghiệp, Hỗ trợ soạn thảo/rà soát Sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo thường xuyên, Hỗ trợ soạn thảo/rà soát Chứng chỉ đào tạo, Hỗ trợ soạn thảo/rà soát Hợp đồng đào tạo với học viên: 3,000USD (Bằng chữ: Ba nghìn Đô la Mỹ)
  • Lưu ý: Phí dịch vụ nêu trên chưa bao gồm 10% VAT, và các chi phí phát sinh trên cơ sở thay mặt khách hàng (nếu có).
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan