Tăng cường sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TPP – Thách thức và cơ hội

Nội dung bài viết

Việt Nam và 11 quốc gia khác đã hoàn thành đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một nội dung quan trọng của Hiệp định và được đánh giá sẽ có tác động đáng kể tới nền kinh tế Việt Nam.

Vì vậy, chương trình Việt Nam Ngày Nay (Vietnam Today) kênh VTC10 sẽ thực hiện chủ đề Tăng cường sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TPP – Thách thức và cơ hội.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW và một đại diện của Viện khoa học sở hữu trí tuệ sẽ tham gia vào chương trình.

Một số câu hỏi dự kiến như sau:

1. Thưa hai vị khách mời, Hiệp định TPP bao gồm các điều khoản về Sở hữu trí tuệ khắt khe hơn nhiều so với các thỏa thuận tự do thương mại mà Việt Nam từng tham gia. Các vị có đồng ý với nhận định trên hay không?

2. Thưa hai vị khách mời, các điều khoản về SHTT trong TPP sẽ tạo sức ép rất lớn lên một quốc gia có trình độ công nghệ còn hạn chế như Việt Nam. Các vị có đồng ý với nhận định trên hay không?

3. Thưa KM1, xin ông cho biết cụ thể hơn về mức độ bảo hộ SHTT theo Hiệp định TPP so với thỏa thuận của Việt Nam với các nước trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới WTO? (KM2 bổ sung ý kiến nếu có)

4. Thưa KM2, theo ông thì những quy định về bảo hộ SHTT theo Hiệp định TPP sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với những ngành nghề nào tại Việt Nam? (KM1 bổ sung ý kiến nếu có)

5. Thưa KM1, ông đánh giá thế nào về những khó khăn của các doanh nghiệp và cơ quan chức năng Việt Nam trong việc đáp ứng các điều khoản về SHTT trong Hiệp định TPP? (KM2 bổ sung ý kiến nếu có)

6. Thưa KM2, điều gì sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp và cơ quan chức năng Việt Nam không kịp thời thay đổi để nâng cao năng lực về SHTT theo Hiệp định TPP? (KM1 bổ sung ý kiến nếu có)

7. Thưa KM1, bên cạnh khó khăn và thách thức thì nhiều chuyên gia cũng nói tới cơ hội cho Việt Nam khi những điều khoản chặt chẽ về SHTT theo Hiệp định TPP có hiệu lực, ví dụ như thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sáng tạo. Xin ông chia sẻ rõ hơn về khía cạnh tích cực này. (KM2 bổ sung ý kiến nếu có)

8. Thưa KM2, theo ông thì các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương tiến hành những biện pháp nào về SHTT nhằm hạn chế rủi ro và phát huy cơ hội từ Hiệp định TPP? (KM1 bổ sung ý kiến nếu có)

9. Thưa KM1, các cơ quan chức năng Việt Nam đã có những bước đi nhất định trong thời gian qua nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường bảo hộ SHTT. Xin ông cho biết cụ thể hơn về các hình thức hỗ trợ này. (KM2 bổ sung ý kiến nếu có)

10.Thưa KM2, các cơ quan chức năng Việt Nam chịu sức ép rất lớn phải tăng cường ban hành và thực thi các chế tài về SHTT theo tinh thần Hiệp định TPP. Xin ông cho biết một số bước đi cụ thể cần được thực hiện trong thời gian tới? (KM1 bổ sung ý kiến nếu có)

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan