Trong chương trình truyền hình đặc biệt của chuyên đề Luật sư doanh nghiệp kênh truyền hình VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch S&B Law sẽ có những trao đổi về những quy định hiện hành, những đánh giá về bản dự thảo Nghị định sửa đổi thương mại điện tử tại Việt Nam, chương trình dự định sẽ phát sóng hồi 10h30, thứ 3, ngày 01/01/2012, mời quý vị đón xem.
Trong chương trình truyền hình đặc biệt của chuyên đề Luật sư doanh nghiệp kênh truyền hình VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch S&B Law sẽ có những trao đổi về những quy định hiện hành, những đánh giá về bản dự thảo Nghị định sửa đổi thương mại điện tử tại Việt Nam, chương trình dự định sẽ phát sóng hồi 10h30, thứ 3, ngày 01/01/2012, mời quý vị đón xem.
S&B Law cũng tóm tắt nội dung thảo luận trong chương trình Luật sư doanh nghiệp.
Phóng viên: Ông có đánh giá như thế nào về tình hình kinh doanh thương mại điện tử ở nước ta vài năm trở lại đây?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Những đánh giá về tình hình kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam trong những năm gần đây thì cần phải có những bản thống kê, báo cáo từ các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về lĩnh vực này như Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, với tư cách là một người tiêu dùng bình thường, tôi thấy rằng tình hình kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng và mang lại những lợi ích lớn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp, những công ty về Internet, họ luôn luôn nắm bắt những xu thế thương mại điện tử mới trên thế giới và mang mô hình đó về việt nam, bản địa hóa mô hình đó cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, đầu tư công nghệ, nhân lực để đẩy mạnh sản phẩm thương mại điện tử đó tại Việt Nam, các mô hình kinh doanh như sàn thương mại điện tử, mô hình website thương mại điện tử, bán hàng khuyến mại đều đang phát triển tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí và nhân lực để có thể đưa hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng, với thống kê là 1/3 dân số sử dụng Internet, tập trung vào những người ở thành thị và đối tượng trẻ, có tri thức và thu nhập ổn định.
Đối với người tiêu dùng, với sự phát triển của mô hình thương mại điện tử, đã tạo ra những thuận lợi rất lớn, ví dụ như tôi, tôi có thể dùng điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính cá nhân, ngồi ở nhà và văn phòng, bằng cú click chuột, cũng có thể mua được hàng hóa và dịch vụ với giá cả, phương thức thanh toán dễ, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận lại, trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển nhanh, cũng có những mặt hạn chế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không nghiêm túc, có những hành vi lừa dối người tiêu dùng, cụ thể như:
- Bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Nâng giá bán cao, sau đó nói là khuyến mại.
- Một số hành vi biến tướng, lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh đa cấp, không có hàng hóa và dịch vụ thật được lưu thông.
- Một số website bán voucher, do có tranh chấp nội bộ, tạm dừng hoạt động, giải thể, dẫn tới quyền lợi của người tiêu dùng không được đảm bảo.
Phóng viên:, Như vậy có thể thấy, hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuất hiện khi có xự xuất hiện của mạng internet, và để điều chỉnh hoạt động kinh doanh này, ngày 09 tháng 6 năm 2006 chính phủ đã ban hành nghị định đầu tiên số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử. nghị định này đã có quy định như thế nào về hình thức kinh doanh thương mại điện tử thưa ông?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Về khía cạnh luật pháp, hoạt động thương mại điện tử cũng đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, cụ thể là chúng ta có những văn bản pháp luật sau để điều chỉnh hoạt động này;
Nghị định 57/2006 gồm 5 chương và 19 điều, có điều chỉnh trực tiếp hoạt động về thương mại điện tử, gồm 4 chương:
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử.
Chương 3: Chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại
Chương 4: Xử lý vi phạm
Chương 5: Điều khoản thi hành.
Nghị định này quy định chung về hoạt động thương mại điện tử như: Chứng từ điện tử, Thông điệp dữ liệu, Người khởi tạo, Hệ thống thông tin (trong đó có cả hệ thống thông tin tự động), Địa điểm kinh doanh của các bên, Chữ ký điện tử; Xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trong đó Nghị định đặc biệt quy định chi tiết về Chứng từ điện tử, do tính chất đặc thù của loại này là chứng từ ở dạng thông điệp dữ liệu. Theo đó, Nghị định quy định cụ thể về thởi điểm, địa điểm gủi và nhận chứng từ điện tử.
Ngoài ra Nghị định còn có một số quy định liên quan đến giao kết Hợp đồng thương mại điện tử như: đề nghị giao kết Hợp đồng và Cung cấp các điều khoản của Hợp đồng. Theo đó, một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ trong thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.
Sau đó, Bộ Công thương có ban hành Thông tư 09/2008 hướng dẫn và cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
Nội dung của Thông tư 09 nhằm hướng dẫn cho các bên trong việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Thông tư quy định những nguyên tắc về việc giao kết hợp đồng, cung cấp các thông tin về hợp đồng trong hoạt động thương mại điện tử trên website thương mại điện tử, các hành vi bị cấm, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, bảo vệ thông tin cá nhân…
Sau đó, Thông tư 46/2010 ban hành quy định tiếp về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng và cung ứng dịch vụ, theo đó, Thông tư đã đưa ra các loại hình như sàn thương mại điện tử, website về thương mại điện tử, quy định về thủ tục đăng ký cung cấp sàn giao dịch thương mại điện tử….
Sau đó, gần đây, chúng ta có quyết định Quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thế phát triển TMĐT Việt Nam 2011-2015
Trong các văn bản trên, Quyết định của thủ tướng chính phủ có phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử Việt Nam 2011-2015 trong đó có nêu ra mục tiêu tổng quát là phát triển thương mại điện tử Việt Nam ngang tầm khu vực Đông Nam Á, với rất nhiều mục tiêu cụ thể và các biện pháp thực hiện.
Phóng viên: Vậy theo ông, trong quá trình kinh doanh theo hình thúc này, nghị định thương mại điển tử còn những điểm hạn chế gì?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Như chúng ta phân tích ở trên, các quy định về thương mại điện tử của chúng ta gồm có Nghị định 57 và các văn bản như thông tư 09, thông tư 46 ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của thương mại điện tử tại Việt Nam, tuy nhiên, còn những điểm hạn chế sau:
- Hoạt động thương mại điện tử phát triển rất nhanh, tuy nhiên, các văn bản pháp luật chưa quy định đầy đủ và bao quát hết các hoạt động của loại hình này, ngoài 2 mô hình là website thương mại điện tử và sàn giao dịch thương mại điện tử, những website về khuyến mại như bán voucher vẫn chưa được quy định, hoạt động website bán đấu giá trực tuyến.
- Có nhiều hoạt động núp bóng thương mại điện tử ví dụ như hoạt động bán các gian hàng điện tử ảo trên mạng bằng hình thức kinh doanh đa cấp, hút tiền vào hệ thống, nhưng không được quy định cụ thể, gây bức xúc trong dư luận và khó cho cơ quan chức năng trong việc xử lý và theo dõi.
- Hoạt động khuyến mại không được quy định, nhiều doanh nghiệp kinh doanh mô hình này đóng cửa, nhưng chưa có quy định rõ rang về việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Thiếu quy định về giao dịch về an toàn và đảm bảo về quyền lợi của người tiêu dùng.
Phóng viên: Trước diễn biến ngày càng phức tạp của thương mại điện tử, chính phủ đã xin ý kiến đóng góp dự thảo nghị định mới về thương mại điện tử từ ngày 23 tháng 7 đến 21 tháng 9 năm 2012, đến nay đã hết thời gian lấy ý kiến và đang chờ hoàn thiện, theo ông, dự thảo nghị định mới về thương mại điện tử đã bao quát được hết mọi hoạt động liên quan đến thương mại điện tử ở nước ta hiện nay hay chưa?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Hiện nay, chúng ta thấy trên website của chính phủ, nghị định mới về thương mại điện tử đã được đưa ra để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Các bạn có thể theo dõi nội dung này trên website của chính phủ.
Dự thảo gồm 7 chương và 81 điều, đã tổng kết và tập hợp nội dung từ các văn bản pháp luật nêu trên cũng như bổ sung nhiều quy định mới, ví dụ như các quy định về hoạt động website đấu giá trực tuyến, hoạt động của website khuyến mại trực tuyến.
Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử
Chương 3: Hoạt động thương mại điện tử
Chương 4: Quản lý hoạt động thương mại điện tử
Chương 5: An toàn, an ninh trong giao dịch thương mại điện tử.
Chương 6: Giải quyết tranh chấp
Chương 7: Điều khoản thi hành.
Nói chung, các quy định này đã hệ thống hóa được các nội dung của các văn bản trước đây và bổ sung vào rất nhiều các quy định mới nhằm lấp lỗ hổng về quản lý, về quy định người dùng, về các hành vi bị cấm….
Phóng viên: Vậy theo ông, trong dự thảo nghị định mới về thương mại điện tử còn những hạn chế gì và cần được điều chỉnh bổ sung ra sao?
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Tuy nhiên, dự thảo Nghị định còn vẫn chưa bao quát được hết các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử ở nước ta hiện nay. Cụ thể là dự thảo mới chỉ giới hạn những quy định trong phạm vi đặt hàng trực tuyền, mà chưa bao gồm việc mua hàng trực tuyến. Do vậy nếu trong tương lai sự phát triển của thương mại điện tử mở rộng cả sang mua hàng trực tuyền thì Nghị định mới sẽ bị lạc hậu.
Bên cạnh đó, dự thảo vẫn chưa có quy định về việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử với đối tác nước ngoài, trong khi đó bản chất của thương mại điện tử là phi biên giới. Do đó, trong trường hợp phát sinh hợp đồng thương mại điện tử giữa hai chủ thể tại hai quốc gia khác nhau, hợp đồng đó sẽ thiếu cơ sở pháp lý để điều chỉnh, và khi có tranh chấp xảy ra, các chủ thể trong Hợp đồng sẽ bị bối rối trong việc chọn luật áp dụng.
Một điểm nữa là liên quan đến chứng từ điện tử. Do các giao dịch thương mại điện tử rất khó quản lý, dễ bị làm giả, lừa đảo, nên dự thảo Nghị định cần quy định cụ thể hơn nữa về tính xác thực của những chứng từ này. Những loại chứng từ điện tử nào bắt buộc phải được chứng thực, những loại chứng từ nào không. Trong trường hợp liên quan đến chứng từ thanh toán, thì chứng từ này cần phải được xác nhận bởi tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán hoặc tổ chức làm trung gian thanh toán đó.
Ngoài ra, một điểm vô cùng quan trọng trong thương mại điện tử mà dự thảo Nghị định chưa đề cập đến là vấn đề Sở hữu trí tuệ - là vấn đề dễ bị vi phạm hơn rất nhiều so với mô hình kinh doanh truyền thống. Do đó, dự thảo Nghị định cần có quy định bổ sung cho vấn đề này.
Xin mời bạn xem lại chương trình tại đây