Tại sao có quá nhiều sáng chế tại Mỹ

Nội dung bài viết

Trên thế giới hiện nay, Hoa Kỳ được coi là một trong những nước có nhiều sáng chế nhất. Theo thống kê của Cơ quan đăng ký sáng chế và nhãn hiệu (USPTO) của nước này, năm 2011, hơn 500.000 Đơn sáng chế đã được nộp tại Cơ quan này, tăng hơn 20.000 đơn so với năm 2010.

Vậy tại sao lại có quá nhiều Đơn sáng chế được nộp và Bằng sáng chế được cấp tại Hoa Kỳ? Phải chăng là do sự sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo ra ưu thế trong sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, tập đoàn trên thị trường, đặc biệt là những người khổng lồ như IBM, Apple, Microsoft, Canon, Panasonic, Samsung…, hay do hệ thống pháp luật về sáng chế của nước này quá thông thoáng cho việc cấp Bằng sáng chế?

Để có thể giúp các độc giả hiểu kỹ hơn về vấn đề này, S&B Law xin được lược dịch bài viết của ông RICHARD A POSNER, một trong những vị thẩm phán của Tòa Phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ, và cũng là giáo sư giảng dạy tại Khoa luật của Đại học Chicago, trong đó ông có để cập đến một số vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống luật sáng chế của Hoa Kỳ cũng như một số thực tiễn của nó.

Sau đây là nội dung bài viết:

Sau khi bác một đơn kiện đình đám giữa Apple và Motorola, một trong những luật gia hàng đầu của chúng tôi thảo luận về những vấn đề đang gây ra nạn dịch trong hệ thống sở hữu trí tuệ của Mỹ.

“Trong thời gian gần đây, khi đang tọa vị là một thẩm phán xét xử, tôi đã bác bỏ một vụ kiện mà trong đó Apple và Motorola đã kiện nhau về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế cho những thành phần cấu tạo của điện thoại smartphones. Quyết định của tôi, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ bị kháng cáo, và vì vụ việc vẫn chưa kết thúc nên sẽ không thích hợp để tôi bình luận về nó một cách công khai.

Tuy nhiên những điều mà tôi có thể thảo luận ở đây là những vấn đề chung được tạo ra bởi cấu trúc và việc thực thi pháp luật về sáng chế, một hệ thống cần có sự đánh giá lại của các nhà làm luật.

Luật sáng chế Mỹ quy định sự độc quyền (có nghĩa là quyền loại trừ đối thủ cạnh tranh), khái quát là 20 năm cho một sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế, với điều kiện sáng chế đó là hợp lệ – đó là tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp và có trình độ sáng tạo. Các bằng độc quyền sáng chế được cấp bởi Cơ quan đăng ký nhãn hiệu và sáng chế và được cho là hợp pháp. Tuy nhiên hiệu lực của nó có thể bị phản đối chính thức tại tòa án, theo cách thông thường một công ty sẽ biện hộ cho hành vi của họ khi bị kiện bởi người được cấp bằng sáng chế về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế đó.

Trừ một số ngoại lệ, luật sáng chế của Mỹ không có sự phân biệt đối với các loại sáng chế hay các ngành công nghiệp cụ thể. Đây có thể là, điểm gây tranh cãi nhiều nhất của luật này. Nguyên nhân là ở chỗ nhu cầu cho việc bảo hộ sáng chế để tạo ra sự thúc đẩy cho việc sáng tạo là khác nhau rất lớn giữa các ngành công nghiệp.

Ví dụ nổi bật về một ngành công nghiệp mà thực sự cần sự bảo hộ như vậy là dược phẩm. Có ba nguyên nhân. Thứ nhất, sáng chế cho một sản phẩm thuốc mới là cực kỳ tốn kém – tiệm cận vài trăm triệu đô la. Nguyên nhân không nằm ở chỗ chi phí cho việc tạo ra sáng chế là quá lớn, mà là chi phí cho việc thử thuốc trên cơ thể người và động vật, một trong những điều được pháp luật yêu cầu để xác định xem thuốc đó có an toàn và hiệu nghiệm hay không và từ đó sẽ được coi là hợp pháp để đưa ra thị trường hay không. Thứ hai là khoảng thời gian của sáng chế bắt đầu từ khi sáng chế đó được tạo ra và được cấp bằng sáng chế, thử nghiệm – điều mà phải được hoàn thành trước khi thuốc được đưa ra thị trường 10 năm hoặc lâu hơn. Điều này làm rút ngắn thời hạn có hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế điều mà các nhà sáng chế cố gắng để thu hồi lại sự đầu tư của mình bằng cách khai thác sự độc quyền sáng chế của họ từ việc bán sản phẩm thuốc. Sự chậm trễ trong việc bắt đầu kiếm lợi nhuận từ sáng chế cũng làm giảm sự thu hồi vốn của chủ sở hữu sáng chế trong các giai đoạn thực tế, vì các đồng đô la nhận được trong tương lai có giá trị ít hơn những đồng đô la nhận được ngày hôm nay. Và thứ ba, chi phí của việc sản xuất ( không kể việc tạo ra sáng chế và đạt được sự phê chuẩn hợp pháp cho việc đưa thuốc ra thị trường ) một sản phẩm thuốc là rất thấp, điều này có nghĩa là nếu việc bắt chước sáng chế là được phép, những công ty thuốc không phải gánh chịu những chi phí cho việc tạo ra sáng chế và thử thuốc có thể cắt giảm giá thành, các chi phí mà chủ sở hữu sáng chế phải gánh chịu, tạo ra một khoản lợi nhuận rất nhỏ, hệ quả là công ty tạo ra sáng chế đó sẽ không bao giờ có thể thu hồi được chi phí nó bỏ ra.

Những tồn tại như vậy trong công nghiệp dược phẩm là tiêu biểu trong hệ thống sáng chế của Mỹ. Nhưng rất ít các ngành công nghiệp giống như dược phẩm rơi vào khía cạnh như tôi vừa miêu tả. Trong đa số các ngành công nghiệp, chi phí cho việc tạo ra sáng chế là rất thấp, hoặc chỉ là bước đầu tiên về ưu thế cạnh tranh lâu dài vì người tiêu dùng thường kết hợp thương hiệu của công ty tạo ra sáng chế với sản phẩm của nó; hoặc chỉ là sự khởi đầu khi trong việc giảm chi phí trước khi doanh nghiệp trở nên kinh nghiệm hơn trong việc sản xuất và tiếp thị sản phẩm sau này; hoặc sản phẩm đó sẽ bị thế chỗ sớm. Do vậy một bằng độc quyền sáng chế tồn tại 20 năm là không có ý nghĩa; hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố này đều tồn tại. Hầu hết các ngành công nghiệp có thể xoay xở tốt mà không cần sự bảo hộ sáng chế.

Tôi muốn nhấn mạnh cụ thể về chi phí của sáng chế. Trong một ngành công nghiệp mà các nhóm kỹ sư được thuê trên cơ sở trả lương để thực hiện các nghiên cứu và phát triển, cải tiến sản phẩm, chi phí của một cải tiến cụ thể có thể nhỏ, và khi điều đó xảy ra, thì nó khó có thể được cấp bằng sáng chế độc quyền. Tuy nhiên sự cải tiến đó vẫn sẽ được thực hiện mà không có sự bảo hộ sáng chế, như là một phần của quá trình cạnh tranh thông thường trên thị trường, nơi mà các bằng độc quyền sáng chế không quan trọng. Một sự thật là càng được cấp bằng độc quyền sáng chế sớm, thì các sáng chế càng được tạo ra sớm. Nhưng “các cuộc đua về bằng độc quyền sáng chế” (các cuộc đua, được tạo ra bởi mong muốn sẽ đạt được một bằng sáng chế độc quyền, là bước đầu tiên cho việc cải tiến sản phẩm) có thể khiến cho các nguồn tài nguyên dư thừa được tận dụng hết cho hoạt động tạo ra sáng chế. Một cuộc đua về sáng chế mà người thắng sẽ có tất cả. Công ty tạo ra một sáng chế và nộp đơn xin cấp bằng sáng chế độc quyền một ngày trước các đối thủ sẽ thu về toàn bộ lợi nhuận từ sáng chế đó, mặc dầu lợi ích đối với người tiêu dùng có được sản phẩm sớm hơn một ngày có thể ít hơn nhiều so với chi phí cho quá trình đẩy nhanh việc đăng ký sáng chế.

Hơn nữa, một công ty có thể xoay xở mà không có sự bảo hộ sáng chế có thể có những lý do thuyết phục để phản đối sự bảo hộ như vậy. Một sáng chế sẽ ngăn chặn sự cạnh tranh trong phạm vi bảo hộ của sáng chế đó và vì vậy nếu một công ty có đủ các sáng chế, nó có thể có sự độc quyền trong thị trường của nó. Điều này gây ra hai hiện tượng lãng phí: sáng chế phòng vệ (Defensive Patenting) và sáng chế vây patent trolls (Các bẫy sáng chế). Sáng chế phòng vệ có nghĩa là bạn xin cấp bằng độc quyền sáng chế không phải vì bạn cần nó để ngăn chặn sự bắt chước sáng chế của bạn và ngăn chặn sự xâm nhập thị trường của bạn, mà bởi vì bạn muốn chắc chắn rằng bạn không bị “kết tội” là có hành vi xâm phạm đối với bằng độc quyền sáng chế đó khi bạn đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Chi phí cho việc cấp bằng độc quyền sáng chế và chi phí cho việc giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh khi các đối thủ cạnh tranh có các sáng chế, là một lãng phí cho xã hội.

Các bẫy sáng chế (Patent trolls) là việc các công ty có được các bằng độc quyền sáng chế không phải để bảo vệ thị trường của họ, cho sản phẩm họ muốn sản xuất – patent trolls không phải là của các nhà sản xuất – nhưng để “đặt bẫy” các nhà sản xuất, cho phép một người được cấp bằng sáng chế có thể kiện hành vi xâm phạm đối với bằng độc quyền sáng chế đó, thậm chí ngay cả khi nó không tạo ra sản phẩm theo phạm vi bảo hộ của sáng chế đó.

Những vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn bởi một số yếu tố khác thêm vào. Một là sửa đổi lần thứ 7 của Hiến pháp Mỹ đã tạo ra quyền cho bồi thẩm đoàn trong các vụ việc ở tòa án liên bang nếu nguyên đơn yêu cầu một khoản tiền bồi thường thiệt hại, như trong trường hợp nguyên đơn trong các đơn kiện xâm phạm sáng chế thường yêu cầu. Các thẩm phán thường gặp khó khăn trong việc hiểu được các công nghệ hiện đại, và các thành viên của bồi thẩm đoàn thậm chí còn gặp khó khăn hơn, các nguyên đơn trong vụ kiện về sáng chế thường hướng tới việc yêu cầu xét xử bởi bồi thẩm đoàn bởi họ tin rằng các thành viên bồi thẩm đoàn sẽ ưu ái cho người được cấp bằng sáng chế, tin rằng họ phải là những nhà sáng chế đáng giá, bảo vệ cho những thành quả sáng chế của họ chống lại sự bắt chước – thậm chí không giống như nguyên tắc trong pháp luật về bản quyền, người được cấp bằng sáng chế không cần (để có được ưu thế trong vụ kiện xâm phạm )chỉ ra rằng bị đơn biết là họ đang thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế đó. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng bởi thực tế là trong một số ngành công nghiệp, rất khó để thực hiện một tra cứu toàn bộ các hồ sơ sáng chế để tìm ra liệu bạn có xâm phạm quyền sáng chế của ai đó không; và thậm chí nếu có thể làm được thì việc tra cứu có thể sẽ rất đắt. Cũng nên chú ý – một vấn đề độc lập với pháp luật sáng chế hiện hành – rằng những khó khăn của việc tra cứu và viễn cảnh về việc dẫn đến chi phí kiện tụng để biện hộ cho một vụ kiện xâm phạm quyền đối với sáng chế, có thể thực sự làm nản (làm giảm) sự sáng tạo của các nhà sáng chế.

Một yếu tố gây phiền hà khác là Cơ quan về sáng chế và nhãn hiệu thiếu nghiêm trọng các thẩm định viên. Kết quả là rất nhiều sáng chế được thẩm định qua loa, và có một sự lo ngại rằng quá nhiều sáng chế được cấp đang làm phức tạp các vấn đề tôi đang thảo luận ở đây. Hiện nay có một sự ùn tắc 3 năm – sự chậm trễ trung bình là 3 năm bắt đầu từ việc nộp một đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế cho đến quyết định được đưa ra ra bởi thẩm định viên sáng chế về việc có cấp bằng độc quyền sáng chế cho đơn đó hay không.

Có nhiều các biện pháp khác nhau có thể được thực hiện để làm giảm các vấn đề mà tôi đang nói tới, bao gồm: Thu nhỏ phạm vi cấp bằng độc quyền sáng chế đối với những nhà sáng chế trong các ngành công nghiệp mà không có những đặc trưng cá biệt như ngành dược phẩm mà tôi đã miêu tả ở trên; Xây dựng một hệ thống li-xăng chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc các sáng chế được cấp bằng sáng chế; Loại bỏ việc xét xử bằng tòa án bao gồm cả xét xử bồi thẩm đoàn trong các vụ kiện về sáng chế, là đối tượng của việc xem xét kháng cáo tại các tòa án; Ngăn cấm việc “câu” sáng chế bằng cách yêu cầu người được cấp bằng sáng chế tạo ra sáng chế được cấp sáng chế trong một thời hạn cụ thể, hoặc làm mất sáng chế; Và (điều này là sự khởi đầu) đầu tư đào tạo đặc biệt cho các thẩm phán liên bang, những người mà tình nguyện phụ trách đối với các việc kiện tụng về sáng chế.

Tôi không phải là một chuyên gia trong pháp luật về sáng chế để có thể nói chính xác về việc ủng hộ bất cứ một sự thay đổi nào như tôi đã liệt kê phía trên. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng có những vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống pháp luật sáng chế của chúng ta, nhưng cũng có những giải pháp hiệu quả nào đó, và cả các vấn đề lẫn các giải pháp này xứng đáng có được sự quan tâm lớn hơn là cái mà chúng đang nhận được.”

*Vấn đề này là tách biệt với cái mà đang hiện diện tại tòa án trong một vụ việc về sáng chế. Các đơn kiện được điều chỉnh bởi pháp luật hiện hành như là được giải thích bởi Tòa án tối cao và Tòa Phúc thẩm đối với các kháng cáo cấp liên bang, cơ quan mà (dưới tòa án tối cao) có quyền xét xử độc quyền về các kháng cáo trong các vụ việc về sáng chế.

Nguồn: http://www.theatlantic.com/business/archive/2012/07/why-there-are-too-many-patents-in-america/259725/

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan