Sự khác nhau giữa đa cấp hợp pháp và đa cấp biến tướng lừa đảo?

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã chỉ ra Sự khác nhau giữa đa cấp hợp pháp và đa cấp biến tướng lừa đảo? trên truyền hình ANTV. Dưới đây là nội dung chi tiết:

1. Xin ông cho biết hiện Đa cấp có phải là một loại hình kinh doanh được pháp luật Việt Nam cho phép. Ông có thể cho biết sự khác nhau giữa đa cấp hợp pháp và đa cấp biến tướng lừa đảo trong hình thức hoạt động?

Trả lời:

Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa.

Thời gian vừa qua, nhiều công ty đã lợi dụng mô hình bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân gây bức xúc trong dư luận.

 

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chính đáng Doanh nghiệp Bán hàng đa cấp biến tướng
Đây là doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng một cách thực chất. Tức là hoạt động cơ bản cuả DN đó phải là hoạt động bán hàng, tiêu thụ hàng hóa chứ không phải các hoạt động tuyển dụng, thu hút đầu tư, …

Các tiêu chí cơ bản:

-Có sản phẩm tốt: Chỉ khi có sản phẩm tốt thì DN BHĐC mới có cơ sở để giới thiệu đến người tiêu dùng và người tiêu dùng mới tin tưởng mua sản phẩm đó.

– Đào tạo nhà phân phối tốt: Đây là những người giúp DN giới thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng. Do đó, DN BHĐC cần phải đào tạo kỹ càng cho nhà phân phối của mình để họ hiểu về sản phẩm và có kỹ năng bán hàng tốt.

– Chủ yếu tập trung bán hàng, không tập trung tuyển dụng: Hoạt động BHĐC được thực hiện qua hệ thống nhà phân phối. Do đó, song song với việc bán hàng. DN cũng phải tuyển dụng và xây dựng hệ thống nhà phân phối, tuy nhiên, việc bán hàng phải được chú trọng hàng đầu.

Các DN này thường chào mời người khác tham gia vào hoạt động BHĐC với cam kết có hoa hồng cao, lãi suất lớn, yêu cầu người tham gia dụ dỗ, lôi kéo người khác vào hệ thống.

Các dấu hiệu nhận biết:

-Sản phẩm không tốt: BHĐC bản chất là giới thiệu, chia sẻ các sản phẩm chất lượng tốt để bán cho người tiêu dùng. Như vậy, nếu sản phẩm không tốt thì bạn sẽ khó có thể bán hàng.

-Dùng nhiều cách buộc người tham gia phải mua hàng hoặc đóng tiền: Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp BHĐC là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân bạn, DN không được bắt bạn phải bỏ tiền ra mua để được tham gia;

– Chỉ tập trung tuyển dụng: Nếu DN BHĐC chỉ chú trọng tổ chức các buổi tuyển dụng mà không đào tạo bán hàng cho nhà phân phối thì bạn cần cẩn trọng. Bởi chỉ có bán hàng mới mang về doanh thu cho DN, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng;

– Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: BHĐC chỉ là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó bạn chỉ thực sự có thu nhập nếu bạn thựa sự bán được hàng và những người do bán giới thiệu cũng bán được

2. Việc kêu gọi người, lôi kéo người tham gia hay tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo kỹ năng lớn đông người của các công ty đa cấp có vi phạm Luật không?

Trả lời:

Điều 5 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp có quy định:

“Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, theo quy định trên, pháp luật chỉ cấm khi doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

3. Hiện nay có nhiều loại hình đa cấp núp bóng công ty Bất động sản để thu hút tài chính và kết cục người dân đều mất trắng số tiền mình đã đóng để tham gia. Vậy hoạt động này có vi phạm pháp luật (cụ thể điều luật và mức xử phạt)

Trả lời:

Qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng và quan sát hoạt động thực tế, có thể thấy hiện nay, một số DN BĐS đang áp dụng các “chiêu trò” trong mô hình kinh doanh đa cấp vào việc phân phối BĐS. Hoạt động tài chính hoặc sản phẩm BĐS chỉ là “bình phong” bởi những người tham gia hoạt động đa cấp về BĐS phần lớn ít quan tâm tới sản phẩm mà chỉ chú ý tới việc lôi kéo được nhiều người chơi vào hệ thống để hưởng hoa hồng. Trong nhiều trường hợp, các dự án này chỉ là vỏ bọc để che đậy hoạt động huy động tiền. Bản chất của hoạt động này vẫn là lấy tiền của người vào mạng lưới sau trả cho người vào mạng lưới trước. Khi không còn người đóng tiền vào hệ thống thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia sẽ rất khó lấy lại số tiền đã đầu tư.

Tùy theo hành vi và mức độ vi phạm mà người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Với tư cách là một người tư vấn Luật ông có thể chia sẻ một số cách nhận biết công ty đa cấp núp bóng bất động sản. Để người dân có thể nhận biết và tránh tham gia các công ty này.

Trả lời:

Biểu hiện của mô hình này là các tổ chức hứa hẹn trả hoa hồng, tiền thưởng cao bất thường so với số tiền bỏ ra ban đầu hoặc hứa hẹn với người tham gia chỉ cần đầu tư tiền vào các dự án sau đó không phải làm gì cũng được hưởng nhiều loại hoa hồng, tiền thù lao và các lợi ích kinh tế khác.

Việc tham gia hoạt động kinh doanh này tiểm ẩn nhiều rủi ro vì tổ chức, cá nhân kêu gọi đầu tư sẽ dễ dàng sử dụng và chiếm đoạt tiền của người tham gia.

 

5/5 (1 Review)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan