Sử dụng trái phép mã số mã vạch của người khác, bị xử lý như thế nào?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty của tôi và công ty X cùng sản xuất sản phẩm đồ dùng gia đình. Do chúng tôi chưa có điều kiện để xin cấp mã số mã vạch cho sản phẩm của mình nên chúng tôi đã sử dụng mã số mã vạch của công ty X để in lên sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình. Hôm trước, cơ quan quản lý thị trường và công an kinh tế đã bất ngờ xuống kiểm tra xưởng sản xuất của chúng tôi và phát hiện ra sự việc, chúng tôi đã bị lập biên bản xử lý về việc sử dụng mã số mã vạch của công ty X. Xin cho tôi hỏi: Việc lập biên bản xử lý đối với chúng tôi có đúng không? và nếu bị xử phạt thì chúng tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc lập biên bản xử lý đối với việc công ty bạn vì sử dụng mã số mã vạch của công ty X?

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp muốn sử dụng mã số mã vạch phải đăng ký với Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam. Việc mã số mã vạch đã được cấp cho công ty X sử dụng mà công ty bạn lại lấy mã số đó để dùng cho các sản phẩm hàng hóa của mình là sai quy định của pháp luật. Như vậy, việc cơ quan quản lý thị trường và công an kinh tế lập biên bản xử lý đối với công ty bạn là hoàn toàn đúng.

Thứ hai, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép mã số mã vạch của người khác?

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 27. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

d) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồngđối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;

d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồngđối với hành vi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này”.

Như vậy, mức xử phạt đối với công ty của bạn sẽ là khoảng từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan