Quyền sao chép tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Theo Thông tin từ bà Nguyễn Thị Sách, giám đốc điều hành Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam (Vietrro), hiện nay, mỗi sinh viên Việt Nam photo khoảng 160 trang sách giáo trình để phục vụ việc học tập.

Tuy nhiên, các sinh viên photo sách và giáo trình mà không tôn trọng quyền tác giả, sau mỗi lần học xong hết môn, các giáo trình này đều bị vất đi "không thương tiếc", họ cũng không có ý thức là việc copy tài liệu qua các quán photo như vậy cần phải trả thu lao cho tác giả.

Các cửa hàng photo cũng là đơn vị hưởng lợi, tuy nhiên, các tác giả không được hưởng bất cứ quyền lợi gì từ hoạt động của các quan photo.

Thêm vào nữa, một số trang web đang số hoá nhiều tác phẩm ăn khách, best seller để thu quảng cáo và bán user, họ cũng không trả một xu nào cho nhà xuất bản hoặc tác giả.

Trong bối cảnh đó, tại Trung tâm văn hoá Đông Tây Hà Nội, SBLAW và VIETRRO đã ký kết biên bản hợp tác nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam.

Buổi lễ cũng có sự tham gia của đại diện Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư Pháp, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, các giám đốc công ty luật, công ty thiết kế thương hiệu, giảng viên sở hữu trí tuệ Đại học ngoại thương, câu lạc bộ sở hữu trí tuệ đại học ngoại thương.

Mục tiêu của thoả thuận như sau:

- Nâng cao ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các bạn sinh viên về ý thức tôn trọng bản quyền.

- Tuyên truyền và cấp phép bản quyền cho các quán Photocopy.

- Phối hợp với cơ quan chức năng xử lý các website vi phạm bản quyền khi số hoá các tác phẩm khi không được phép của chủ thể quyền.

Hy vọng với các hoạt động này, sẽ thúc đẩy việc bảo hộ bản quyền và thúc đẩy hoạt động sáng tạo tại Việt Nam.

Một số hình ảnh của buổi lễ:

12553054_10153848191889154_1025837047388699059_n 12316163_10153848193199154_6911048092684767953_n 12401011_10153848192424154_1576731473621184233_n

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan