Câu hỏi: Tôi làm công nhân trong 1 công ty điện tử. Trong quá trình làm việc tại công ty tôi có bị tại nạn lao động. Xin hỏi, quyền lợi của tôi được hưởng là gì?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền lợi của người lao động khi bị tau nạn lao động:
“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
Quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động được quy định chi tiết trong Điều 145 Bộ luật Lao động 2012. Ngoài ra, các quyền lợi khác thì do các bên thỏa thuận.
Thực trạng người lao động bị áp bức, bóc lột, đánh đập đang diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi đang làm nghiệp vụ. Để làm rõ hơn về vấn đề này, các bạn cùng theo dõi phần trao đổi của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trong chương trình Báo chí góc nhìn, phát trên kênh INFO TV.