QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 4/2017

Nội dung bài viết

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Trước đây các quy định về hòa giải thương mại được điều chỉnh trong Luật Trọng tài thương mại 2010. Tuy nhiên những quy định ấy chưa cụ thể, chi tiết các vấn đề liên quan đến hòa giải. của Chính phủ đã quy định cụ thể về phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại.

Về tiêu chuẩn đối với hòa giải viên, theo nghị định này, tiêu chuẩn tối thiểu để trở thành hòa giải viên bao gồm: thứ nhất là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan. Thứ hai là có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 2 năm trở lên. Thứ ba là có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan. Các tổ chức hòa giải thương mại có thể đưa thêm những yêu cầu khác về tiêu chuẩn đối với hòa giải viên. Những cá nhân không đáp ứng các yêu cầu trên và người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại.

Hành vi bị cấm với tư cách là hòa giải viên thương mại, hành vi bị cấm là tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Hòa giải viên thương mại không được vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại hoặc nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.

Hình thức thỏa thuận hòa giải, thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.

Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Chấm dứt thỏa thuận hòa giải, thủ tục hòa giải chấm dứt trong trường hợp khi các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành, hoặc Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên, hoặc Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.

Bên cạnh đó, Nghị định này cũng quy định về tổ chức hòa giải thương mai, hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Hiệu lực thi hành, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2017.

Download văn bản tại đây: Nghị định số 22/2017/NĐ-CP

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan