Quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi nhận hối lộ phi vật chất

Nội dung bài viết

Câu 1: Luật sửa đổi bổ sung của Bộ luật Hình sự 2015 thông qua ngày 20/6/2017 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018. Một trong những điểm mới của bộ luật này được dư luận đặc biệt quan tâm, đó là quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi nhận hối lộ phi vật chất. Cụ thể điều luật này có thay đổi gì so với Luật trước đây, thưa luật sư?

Luật sư trả lời:

Điều 279 Bộ luật hình sư năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về Tội nhận hối lộ như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm …”.

Ngoài lợi ích vật chất, Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung hành vi đưa, nhận hoặc môi giới hối lộ “lợi ích phi vật chất” trong Tội nhận hối lộ. Cụ thể:

“Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất …”.

Như vậy, người đưa, môi giới hoặc nhận “hối lộ tình dục”, “đổi tình lấy chức”, … cũng bị xử lý hình sự như nhận tài sản, tiền bạc.

Với việc bổ sung hành vi nhận hối lộ lợi ích phi vật chất này sẽ góp phần tích cực bảo vệ hạnh phúc gia đình; đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh về phòng, chống tội phạm tham nhũng ở nước ta hiện nay.

Quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi nhận hối lộ phi vật chất
Quy định về chế tài xử phạt đối với hành vi nhận hối lộ phi vật chất

Câu 2: Như vậy, người đưa, môi giới hoặc nhận “hối lộ tình dục”, “đổi tình lấy chức” cũng bị xử lý hình sự như nhận tài sản, tiền bạc. Vậy “hối lộ tình dục” ở đây có thể được hiểu là những hành vi như thế nào?

Luật sư trả lời:

Hiện trong hệ thống văn bản pháp luật, khái niệm “hối lộ tình dục” chưa tồn tại, cho nên về mặt pháp lý, chưa có căn cứ nào để xác định. Tuy nhiên, ở góc độ xã hội, “hối lộ tình dục” được hiểu là người đưa hối lộ dùng “tình dục” để hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn để yêu cầu người đó thực hiện hoặc không thực hiện một việc gì đó vì lợi ích của mình.

Câu 3: Tuy nhiên, hành vi hối lộ tình dục rất khó để phát hiện và kiểm tra, trên thực tế hành vi này xảy ra khá nhiều nhưng hiếm có trường hợp nào phát giác hay tố cáo. Theo ông việc áp dụng điều luật này có khả thi không khi mà việc xác định lợi ích tinh thần hay đơn giản làm sao để xác định đó là lợi ích hay không sẽ gặp rất nhiều khó khăn ?

Luật sư trả lời:

Phải nhìn nhận thực tế rằng, ở nước ta đúng là có chuyện nhiều người dùng tình dục để hối lộ. Tuy nhiên, để bắt quả tang người hối lộ tình dục rất khó, bởi họ hoàn toàn có thể ngụy biện là trên cơ sở tự nguyện. Thêm vào đó, trước nay ta vẫn xem đó là tội bán dâm. Thiết nghĩ, muốn xử lý hành vi “hối lộ tình dục”, phải có nghiên cứu khoa học, cân nhắc kỹ, bởi việc hối lộ tình dục nếu đưa vào luật thì mang tính cảm tính nhiều hơn và chắc chắn sẽ khó xác định cơ sở pháp lý, bằng chứng khoa học.

Tham khảo thêm >> Dịch vụ luật sư hình sự

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan