Quy định của pháp luật xung quanh hành vi mua bán và sử dụng pháo nổ

Nội dung bài viết

Văn hóa sử dụng pháo nổ đã có từ lâu đời ở nước ta, đặc biệt nó được sử dụng khá nhiều trong các dịp lễ, tết hoặc trong những sự kiện quan trọng như khai trương, động thổ, cưới hỏi.

Tuy nhiên, những năm gần đây, hành vi này đã được đưa vào luật với những quy định rất cụ thể. Vậy, hành vi mua bán, tàng trữ và sử dụng pháp nổ bị xử lý như thế nào khi nó là nguy cơ tiềm ẩn những phức tạp về ANTT. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLAW.

1. Không chỉ là những vụ việc buôn bán vận chuyển, pháo nổ mà một số người dân còn tự chế pháo bằng các chất hóa học, gây ra những thiệt hại không đáng có. Theo số liệu thống kê, trong 8 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, đã có 313 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, không có ca tử vong; 62 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác, trong đó 1 người tử vong. Điển hình như vụ việc ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một nhóm 5 em học sinh đã tự pha chế thuốc làm pháo gây ra vụ nổ làm 4 em bị thương nặng, người nhà của các em cũng bị thương và một em tử vong tại chỗ.

Thưa Luật sư, ông nghĩ sao về thực trạng này?

Trả lời:

Trước đây, cứ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, với quan niệm đón thần tài, đón lộc đầu năm, bà con thường đốt pháo tưng bừng, rộn rã. Âm thanh của tiếng nổ, mùi khói và ánh sáng của pháo tạo nên sự phấn khích cho người dân trong những ngày đầu năm mới.

Tình trạng đốt pháo tràn lan trong dịp Tết Nguyên đán đã đem đến cho chúng ta không ít những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, kinh tế và môi trường. Do thành phần chủ yếu của pháo là thuốc nổ, thuốc súng, khi đốt phát nổ lớn kèm theo nhiều khói và mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh. Nguy hiểm nhất là những cửa hàng, kho chứa pháo không khác gì một quả bom, có thể phát nổ gây nguy hiểm bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc đốt pháo gây tốn kém, lãng phí, cũng giống như tục đốt vãng mã tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Việc sử dụng pháo không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng của người đốt và người khác. Chính vì vậy, Luật đầu tư 2014 sửa đổi bổ sung 2016 đã quy định rõ pháo nổ thuộc danh mục mặt hàng cấm kinh doanh

Tuy nhiên, cùng với sự thiếu hiểu biết của một số người dân về tác hại nghiệm trọng của pháo và thuốc pháo gây ra thì những lợi nhuận từ việc sản xuất và buôn bán pháo nổ mang lại đã làm cho nhiều đối tượng bất chấp những mỗi nguy hại để sản xuất, tàng trữ, buôn bán trái phép pháo nổ dưới nhiều hình thức và ngày càng tinh vi. Hiện nay, tình trạng buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo nổ trái phép ngày một gia tăng, nhất là vào dịp gần Tết Nguyên đán.

2. Có một thực tế là có cung thì mới có cầu, theo phóng sự của chúng tôi vừa nêu thì các khối lượng pháo được lực lượng chức năng thu giữ rất nhiều. Theo ông, mục đích của việc người dân mua bán, sử dụng pháo để làm gì?

Trả lời:

Không phải bỗng nhiên cứ đến dịp gần tết thì lượng tiêu thụ pháo hoa bỗng dưng tăng mạnh. Nhu cầu chủ yếu của người dân khi mua bán, sử dụng pháo chủ yếu vẫn là muốn được tự trải nghiệm, một số người có thể tò mò, một số người vì không có điều kiện hoặc không muốn đến những điểm bắn pháo hoa nên muốn tự đốt pháo. Ngoài ra, một số người có quan niệm cứ phải có tiếng pháo mới là tết nên họ bất chấp quy định của pháp luật. Đồng thời, pháo nổ là mặt hàng siêu lợi nhuận. Đơn cử, Pháo nổ mua bên kia biên giới chỉ có 3.000 đồng/bánh nhưng đưa vào nội địa bán với giá 30.000-40.000 đồng/bánh, siêu lợi nhuận do đó các đối tượng luôn tìm mọi cách để qua mặt cơ quan chức năng.

3.Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, những tổ chức và cá nhân nào mới được mua bán, sử dụng pháo nổ thưa luật sư?

Trả lời:

Theo Chỉ thị số 406- TTg của Thủ tướng chỉnh phủ về việc cấm, sản xuất, buôn bán và đốt pháo thì việc bắn pháo hoa, đốt pháo hoa chỉ được thực hiện bởi những chủ thể nhất định như: Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quyết định việc bắn pháo hoa nhân dịp lễ lớn và địa điểm, thời gian phải được thông báo cho người dân biết, tranh gây thiệt hại cũng như tập trung được mọi người đến xem pháo hoa. Đồng thời cũng tại Nghị định do chính phủ ban hành thì người dân được phép sử dụng pháo hoa nhưng chỉ là những loại pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất để tổ chức bắn pháo hoa cho toàn dân, được Thủ tướng Chính Phủ cho phép thì mới được thực hiện bắn pháo hoa. Và nếu cá nhân, tổ chức thực hiện bắn pháo thì chỉ được sử dụng loại pháp giấy, que hương phát sáng (pháo bông), … mà không gây ra tiếng nổ.

4. Nếu một không có giấy phép mà mua bán, sử dụng công cụ pháo nổ thì họ sẽ theo quy định của pháp luật ra sao và khung hình phạt cao nhất cho tội này là gì?

Trả lời:

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính, theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

“…2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép;

……

4.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm…”.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Về xử lý hình sự, khi xét thấy hành vi mua bán, sử dụng, tàng trữ pháo nổ mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 191 Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Theo đó mức hình phạt cao nhất là 05 đến 10 năm tù hoặc Điều 190 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm với mức phạt cao nhất là 08 đến 15 năm tù.

5. Thưa luật sư, con số hơn 300 trường hợp phải nhập viện cấp cứu trong 8 ngày nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái thực sự là con số đáng báo động. Nhưng đáng báo động hơn cả là có những trường hợp phải nhập viện vì việc tự chế pháo nổ, thưa ông hành vi tự chế pháo nổ có quy định trong luật hay không?

Trả lời:

Điều 4 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ; sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa;

Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo, sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.

Như vậy, hành vi tự chế pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật.

6.Thưa luật sư, thời gian gần đây, một số đối tượng còn sử dụng mạng xã hội để công khai mua bán pháo. Việc rao bán công khai nhưng việc vận chuyển và giao hàng lại được tiến hành hết sức bí mật và tinh vi. Điều đó chứng tỏ là cả người mua và người bán đều biết hành vi này là vi phạm pháp luật đúng không thưa ông, vì sao họ vẫn thực hiện?

Trả lời:

Dù pháp luật đã cấm, song tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo trái phép vẫn xảy ra tại nhiều nơi, ở nhiều địa phương. Đáng nói, trong thời gian gần đây, không ít đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội Facebook để chào bán pháo nổ một cách công khai, coi thường pháp luật. Nhiều người vẫn bất chấp những quy định của pháp luật, vẫn ngang nhiên vi phạm pháp luật. Lý có thể nhận thấy dễ nhất ở đây chính là mục đích kinh tế, việc buôn bán pháp nổ rõ ràng mang lại lợi nhuận rất cao, bởi vì giá thành nhập lậu của nó khi đưa vào Việt Nam là rất thấp. Lý do nữa, đó chính là thời đại 4.0, thời đại của các trang mạng xã hội bùng nổ, và khó kiểm soát là công cụ giúp cho những người buôn bán pháo dễ tiếp cận và phân phối đến khách hàng.

7. Nước ta có những quy định cụ thể với việc mua bán, vận chuyển và sử dụng pháo nổ. Thế còn ở các nước trên thế giới, các hành vi này được quy định ra sao, thưa ông?

Trả lời:

Mỗi nước đều mang những bản sắc văn hóa, đặc điểm kinh tế, cũng như đường lối quản lý khác nhau. Vì thế, các quy định pháp luật về vấn đề này cũng khác nhau. Ví dụ, như Trung Quốc việc buôn bán, sử dụng pháo hoa là rất tự do và rất dễ dàng, người dân có thể đốt một quả pháo hoa ngay giữa đường phố đông người mà không bị cảnh sát xử phạt. Tuy nhiên, phần đông các quốc gia đều quản lý vấn đề pháo nổ tương đối nghiêm ngặt, vì những hậu quả mà nó mang tới là rất nguy hiểm.

8. Chuyển sang một nội dung quan trọng của chương trình là trả lời thư của thỉnh giả. Thưa luật sư chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi của anh Đinh Xuân Mạnh, ở Nam Định.

Tôi có người em vừa bị bắt về tội mua bán pháo trái phép. Đây là lần nó phạm tội đầu tiên, nó cũng chưa có tiền án tiền sự gì, cũng chưa bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội danh này. Vậy thưa luật sư, em tôi có bị xử phạt nặng không và nếu bị thì mức phạt sẽ thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15-04-2009 của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo thì:

“3. Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên tiếng nổ.

4. Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.”

Vì bạn không nêu rõ là em bạn mua bán pháo hoa hay pháo nổ do đó sẽ chia ra trường hợp:

Trường hợp 01: Mua bán pháo nổ

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính, theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

“…

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

… d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm…”.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Về xử lý hình sự, khi xét thấy hành vi mua bán pháo nổ mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 190 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm với mức phạt cao nhất là 08 đến 15 năm tù.

Trường hợp 02: Mua bán pháo hoa

Trường hợp kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định vật chứng thu giữ là pháo hoa, không có các đặc tính của pháo nổ (có chứa thuốc pháo và gây tiếng nổ) thì không xác định là hàng cấm và không xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015.

9. Vâng, còn đây là câu hỏi của một thính giả gửi thư về cho chương trình .

Tôi thấy mấy ông bạn đi Lạng Sơn có mua về một ít pháo tép, với pháo diêm, pháo hoa dạng gậy và đang rao bán ở nhà. Vậy đây có phải mua bán trái phép pháo nổ không, nếu tôi mua thì có sao không?

Trả lời:

Hiện nay pháp luật chỉ quy định về “pháo nổ”, “pháo hoa”, chưa có quy định về “pháo tép”, “pháo diêm”. Do đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định cơ quan chuyên môn để xác định vật chứng thu giữ có phải là pháo nổ.

Trường hợp giám định kết luận vật chứng là pháo nổ hoặc có đầy đủ các đặc tính của pháo nổ (có chứa thuốc pháo và gây tiếng nổ) thì xem xét, xử lý hình sự, không phụ thuộc vào việc loại pháo này có đặc tính khác như tạo hiệu ứng ánh sáng, màu sắc.

Theo đó, tùy vào kết quả giám định mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

….b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.”

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

… d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm”

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;….”

hoặc Điều 190 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm với mức phạt cao nhất là 08 đến 15 năm tù.

10. Nhà cháu có một anh trai chuẩn bị lấy vợ. Vì anh là con trưởng trong gia đình lấy vợ, nên mấy anh em cháu có chuẩn bị một vài bánh pháo để đốt trong lúc đón dâu. Vậy luật sư cho cháu hỏi có thể làm được như vậy không?

Trả lời:

Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

….b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.”

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

… d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm”

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;….”

Trường hợp bạn sử dụng pháo trong đám cưới là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.

11. Em là sinh viên, dịp Tết 2020 này em có dự định bán pháo bông que (loại dùng trong sinh nhật) ở những nơi đông người để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, em không biết bán pháo bông que có bị coi là vi phạm pháp luật không? Luật cho phép sử dụng những loại pháo nào?

Trả lời:

Pháo hoa, pháo bông sinh nhật giải trí thực chất là một sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây ra tiếng nổ. Các loại hóa chất được dùng để chế tạo loại pháo này không gây độc hại, không gây cháy nổ và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Điều 5 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng gồm có:

  1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
  2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

  1. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Căn cứ theo khoản 4 nêu trên thì pháo bông là loại pháo được phép sử dụng, do đó nếu bạn muốn bán pháo bông que thì sẽ không bị vi phạm pháp luật.

12. Tôi có một việc muốn nhờ công ty tư vấn giúp như sau: tôi và 1 người bạn có mua một ít pháo về để chơi Tết và bán lại cho mấy đứa trẻ con trong xóm. Trên đường mang pháo về thì chúng bị công an giữ và tịch thu số pháo đó. Phía công an yêu cầu bọn nộp phạt tận gần chục triệu, như vậy có đúng không ạ? Đã bị tịch thu pháo rồi thì cháu có cần phải nộp nhiều tiền như vậy không ạ?

Trả lời:

Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

….b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.”

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

… d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm”

“8. Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;….”

Như vậy, bên cạnh việc bị tịch thu pháo, bạn còn phải nộp phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang trên đường mang pháo về thì đã bị công an bắt giữ, do đó bạn sẽ chỉ bị xử phạt về hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo mà không bị xử phạt về hành vi sử dụng pháo. Căn cứ theo quy định nêu trên thì mức phạt của bạn sẽ dao động từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Mức phạt chính xác sẽ do phía cơ quan công an đưa ra dựa trên lượng pháo mà bạn đang thực hiện vận chuyển.

13.Thính giả ở Hà Tĩnh có hỏi:

Tôi thấy con trai tôi với một số bạn nó học hóa học trên trường về, xong tự điều chế được mấy dạng pháo nổ nhỏ nhỏ, tôi cũng đã nghiêm cấm cháu không được tự chế pháo, tôi nói rằng cháu vi phạm pháp luật. Nhưng con tôi nó muốn biết cụ thể là cháu vi phạm điều nào, khoản nào, tôi thì chỉ thấy quy định cấm sản xuất pháo thôi, như con tôi thì tự chế tạo ra thì không biết có vi phạm không và nếu có thì phải chịu phạt như thế nào, thưa luật sư?

Trả lời:

Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội chế tạo vật liệu nổ như sau:

“Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

  1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

….

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Ngoài ra, tùy theo tính chất nguy hiểm, khối lượng vật liệu nổ tự chế tạo, người chế tạo có thể chịu án phạt tù tăng nặng theo các quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều này

Như vậy, việc con bạn chế tạo pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật. Gia đình cần nhắc nhở và nghiêm cấm những hành vi này.

Vâng, thưa các đồng chí, thưa các bạn! Mặc dù đã có nhiều vụ việc các đối tượng sản xuất, mua bán vận chuyển và sử dụng pháo nổ đã bị phát hiện, bị bắt giữ và trừng phạt theo quy định của pháp luật, thậm chí có những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến pháo đã xảy ra. Tuy nhiên, dường như nhiều người còn rất mơ hồ về việc pháp luật. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, pháo hoa, thuốc pháo nổ, thuốc pháo hoa.. Mọi hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc pháo; sản xuất, chiếm đoạt pháo nổ sẽ bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật, thậm chí có thể bị truy cứu hình sự.

Đến đây, thời lượng của Chuyên mục Bạn và Pháp luật đã hết, xin cám ơn sự tham gia của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty luật SB law. Xin chào và hẹn gặp lại quý thính giả và các bạn trong những chuyên mục này lần sau

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan