Quy định của pháp luật về kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm

Nội dung bài viết

  1. Căn cứ pháp lý:

+ Nghị định số 36/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thể dục, thể thao;

+ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết luật du lịch;

+ Nghị định số 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (được sủa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 79/2011/NĐ-CP).

+ Nghị định 79/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP.

  1. Thủ tục kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm:

Muốn kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm đầu tiên phải tiến hành thành lập doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề này, sau đó xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, cụ thể:

Bước 1: Xin giấy phép thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp

Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm

Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định phải đáp ứng các điều kiện sau đây (Điều 13, 16 Nghị định 36/2019/NĐ-CP):

  • Có đủ nhân viên chuyên môn theo quy định, bao gồm:

+ Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
  • Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
  • Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Nhân viên cứu hộ

+ Nhân viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao theo quy định: Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Thứ hai, về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP;

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP (có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn).

Thứ ba, về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao.

Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp hoạt động bay, nhảy dù, hoạt động các loại dù khi được cấp phép bay theo quy định tại Nghị định số 36/2008/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

– Thẩm quyền cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay: Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép, từ chối cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái, các loại khí cầu bay không người điều khiển, các loại mô hình bay, các loại khí cầu có người điều khiển nhưng không cất, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép bay:

+ Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này);

+ Giấy phép hoặc cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước.giấy ủy quyền hợp pháp;

+ Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.

Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch mạo hiểm thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn với khách du lịch (Chương 3 Nghị định 168/2017/NĐ-CP)

- Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì: “Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:

  1. Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.”

- Về biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch (Điều 9):

+ Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch;

+ Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm;

+ Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp;

+ Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch;

+ Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp:

+ Thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức kinh doanh sản phẩm du lịch chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh;

+ Sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch cung cấp trong trường hợp không trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch này.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan