Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Nội dung bài viết

Ngày 08/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Theo hướng dẫn này, Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp phát sinh từ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo một trong các trường hợp:

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên, trong đó có quy định về việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế; và Hợp đồng, thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận này là trọng tài quốc tế.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài và cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam. Trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức nhận được thông tin về khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài nhưng không có thẩm quyền giải quyết, cơ quan nhà nước, tổ chức đó phải hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài gửi đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo việc này đến cơ quan có thẩm quyền.

Giải quyết tranh chấp

Về việc giải quyết tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan chủ trì nhận được yêu cầu thương lượng hoặc thông báo ý định khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài phải phối hợp ngay với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ để chủ trì thương lượng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thương lượng. Trong trường hợp tranh chấp đầu tư quốc tế có các biện pháp bị kiện của hai hoặc nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh, các cơ quan này phải thống nhất cơ quan chủ trì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo ý định khởi kiện.

Quy chế cũng quy định cụ thể cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Theo đó, cơ quan chủ trì là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) có biện pháp bị kiện hoặc đe dọa bị kiện, trừ trường hợp quy định.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan