Phương pháp hòa giải tranh chấp tại Việt Nam?

Nội dung bài viết

tin-tuc-58

Những phát triển mới gần đây đang hướng tới quá trình đưa chương trình hòa giải vào hệ thống pháp luật Việt Nam.

(Thomas G. Giglione, Hòa giải viên và Giảng viên Tổ chức Hòa giải Thế giới)

Trong tháng 5, Bộ Tư Pháp Việt Nam đã thành lập Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định để xem xét xây dựng dịch vụ hòa giải thương mại tại Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Chính, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, được bổ nhiệm làm Trưởng ban Soạn thảo bao gồm 18 thành viên. Một tháng sau đó, Quốc hội đã thông qua một dự thảo luật đưa hoạt động hòa giải thành cơ sở pháp lý để thực hiện tại cơ sở, sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2014. Tôi cho rằng đây là một tin vui đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, đội ngũ luật sư và người dân Việt Nam. Hòa giải là một phương thức giải quyết thay thế và đáng tin cậy nhằm giải quyết đa dạng các tranh chấp. Mục đích của hòa giải viên là tìm ra biện pháp thiết thực đối với các tranh chấp trong khi vẫn duy trì được tính trung lập đối với các bên.

Phương pháp Hòa giải tranh chấp tại Việt Nam?

Những sự kiện này gợi cho tôi nhớ đến thời gian làm việc với vai trò giảng viên Hòa giải tranh chấp tại Đại Học York tại thành phố Toronto, Canada. Vào năm 1996, tôi và một nhóm các luật sư, hòa giải viên đã đề xuất một Nghị định tương tự lên Cơ quan Tư Pháp Canada tại Ontario. Nhóm đã thực hiện một dự án thí điểm và miễn phí trong một năm, tập trung hòa giải các vụ tranh chấp thương mại và giúp giải quyết các vụ tồn đọng tại tòa án Ontario.

Hiện nay, tôi đang áp dụng các sáng kiến vì phúc lợi cộng đồng tương tự cho các dự án tại Việt Nam. Ví dụ, vào cuối mùa hè này tôi dự định đào tạo khoảng 30 sinh viên luật của trường Đại học Quốc gia Hà Nội về cách thức thực hiện hòa giải. Bằng cách đó, họ cũng có thể làm việc miễn phí, đúc rút kinh nghiệm, từ đó họ có thể khởi đầu các chương trình giải quyết tranh chấp và đẩy mạnh công tác tiếp cận pháp lý cho các cộng đồng dân cư trên khắp Việt Nam. Dự án này và các dự án khác đang được thực hiện với sự cộng tác của các tổ chức phi lợi nhuận đa dạng như IOGT Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội và Tổ chức Hòa Giải Thế Giới. Tôi sẽ thuyết trình và đưa ra các báo cáo học thuật về kết quả của khóa đào tạo tại Hội Thảo Vì Phúc Lợi Cộng Đồng khu vực Đông Nam Á tại Thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày 11, 12 tháng 10 sắp tới.
Vậy hòa giải mang lại những lợi ích gì?
Xét một cách đơn giản, hòa giải tiết kiệm chi phí, thời gian và duy trì các mối quan hệ. Hòa giải cũng mang lại ít rủi ro cho các bên đối lập vì họ không bị phụ thuộc vào sự định đoạt của một số thẩm phán hoặc trọng tài viên. Không có bên nào là bên thua cuộc. Báo cáo của Chính phủ Canada năm 1997 đã phân tích có hơn 3.000 vụ việc hòa giải theo dự án thí điểm và miễn phí về hòa giải. Báo cáo cho thấy chi phí của các bên có tranh chấp và luật sư đều giảm đáng kể, trung bình khoảng 3.000 Đô-la cho một vụ việc.

Phương pháp Hòa giải tranh chấp tại Việt Nam?

Các luật sư cũng rất vui mừng vì các vụ việc của họ được giải quyết nhanh hơn, họ được thanh toán phí nhanh chóng hơn và vì vậy có thể đảm nhận nhiều vụ việc hơn. Khoảng 44% các vụ
hòa giải đã thành công trong vòng 7 ngày và hơn một nửa các vụ việc thành công qua chương trình hòa giải bắt buộc.

Phương pháp Hòa giải tranh chấp tại Việt Nam?

Phương thức hòa giải tại Canada hiện nay là một phần không tách rời của quá trình pháp lý được mô tả tại biểu đồ bên dưới.

Tôi tin rằng các luật sư và khách hàng của họ sẽ thu được nhiều lợi ích khi hòa giải trở thành một lựa chọn đối với họ. Với một giải pháp mà các bên có tranh chấp đều có lợi sẽ mang lại kết quả thành công khi họ không còn ở vị trí đối lập và tập trung công sức của mình để tìm ra giải pháp chúng.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan