Câu hỏi:
Trong trường hợp phóng viên hỏi doanh nghiệp chưa trả lời thì phóng viên có thể viết bài dựa trên thông tin có sẵn không? Hành vi đó có vi phạm pháp luật không?
hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Trả lời:
Điều 9 Luật báo chí năm 2016 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực báo chí, trong đó, tại Khoản 8 Điều này có quy định nghiêm cấm hành vi: “Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án”.
Bên cạnh đó, Luật báo chí năm 2016 cũng có quy định về trả lời phỏng vấn trên báo chí tại Điều 40 như sau:
“...3. Nhà báo không được dùng những ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện có nhà báo tham dự để chuyển thành bài phỏng vấn nếu không được sự đồng ý của người phát biểu.
- Cơ quan báo chí, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đăng, phát trên báo chí”.
Như vậy, phóng viên có quyền tiếp cận các nguồn tin được cung cấp hoặc các nguồn tin có sẵn để phục vụ cho việc viết bài. Tuy nhiên, để không vi phạm pháp luật thì phóng viên cần xác minh được nguồn tin đó là đúng sự thật và không ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của doanh nghiệp.
Theo đó, khi doanh nghiệp chưa trả lời phỏng vấn hoặc chưa đồng ý với nội dung bài phỏng vấn thì phóng viên cũng không được quyền sử dụng các nguồn tin có sẵn đó hoặc các ý kiến phát biểu, cuộc gặp gỡ và nói chuyện…. của người đại diện doanh nghiệp hoặc các nhân sự liên quan trong doanh nghiệp để viết lại thành một bài phỏng vấn.