Những lưu ý khi tổ chức họp Đại hội cổ đông

Nội dung bài viết

Trong chương trình phát thanh kinh doanh và pháp luật trên Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Luật sư Nguyễn Thanh Hà, đến từ công ty Luật S&B (S&B Law) sẽ trả lời về những lưu ý khi tổ chức Đại hội cổ đông trong doanh nghiệp. Chúng tôi trân trọng gửi tới quý vị nội dung bài phỏng vấn:

Phóng viên: Để đảm bảo tính hợp pháp, tránh gặp phải những sai sót khi tiến hành họp Đại hội cổ đông thì doanh nghiệp cần phải lưu ý những gì?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Để đảm bảo tính hợp pháp, tránh gặp phải những sai sót khi tiến hành họp Đại hội cổ đông thì doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:

Căn cứ pháp lý để tiến hành, cầntuân thủ các quy định từ Điều 97 đến Điều 104 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định nêu trên để tiến hành đại hội được thành công. Doanh nghiệp cũng chú ý 3 vấn đề sau:

1. Đúng thẩm quyền triệu tập họp:

Chủ tịch HĐQT hoặc Trưởng Ban kiểm soát hoặc cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng (trừ trường hợp Điều lệ Công ty quy định tỷ lệ khác).

2. Đúng trình tự, thủ tục

- Gửi thông báo đính kèm Chương trình và tài liệu họp trước 7 ngày đến địa chỉ của cổ đông.

- Xác định số cổ đông tham gia họp phải đại diện cho ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc 75% trong những trường hợp đặc biệt.

- Đảm bảo tỷ lệ biểu quyết là 65% hoặc 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết khi thông qua Quyết định tại Đại hội.

3. Đúng đối tượng dự họp:

Theo danh sách cổ đông được công ty theo dõi đúng quy định của Luật.

Nếu tiến hành đúng trình tự, thủ tục như vậy, doanh nghiệp sẽ không phải có những rủi ro như không phải tiến hành lại đại hội cổ đông, có những tranh chấp không đáng có.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan