Câu hỏi: Những đơn vị nào người lao động không được đình công?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều 220 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về các trường hợp không được đình công như sau:
“1. Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.
2. Cơ quan quản lý nhà nước phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể người lao động và người sử dụng lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động”.
Theo đó, Điều 2 Nghị định số 41/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 220 Bộ luật lao động có quy định cụ thể như sau:
“1. Người sử dụng lao động, người lao động, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
Đơn vị sử dụng lao động không được đình công là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm:
a) Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;
b) Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
c) Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;
d) Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;
đ) Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công”.