NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA DỰ THẢO LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB Law trả lời Truyền hình Quốc hội về Dự thảo Luật quản lý ngoại thương.

(Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV)

Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Quản lý ngoại thương. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế và nhất trí với nội dung cơ bản của Dự án Luật do Chính phủ trình, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến cho dự án luật. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật để có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua trong Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Dưới đây là những điểm mới của Dự thảo Luật trình ý kiến tại Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV so với Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV:

  • Dự thảo gồm: 8 chương, 117 Điều;
  • Về phạm vi điều chỉnh là các biện pháp quản lý, phát triển ngoại thương hàng hóa; giải quyết tranh chấp về áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương;
  • Về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 6): Hàng hóa theo quy định của Luật này phải được quy định, công bố chi tiết tương ứng với phân loại hàng hóa của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật hải quan;
  • Hành vi bị cấm trong quản lý ngoại thương: Có quy định tại Điều 8;
  • Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và các trường hợp ngoại lệ: Gộp thành 01 Điều:

+ Điều 11: Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

  • Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: Có quy định bổ sung như sau: Thương nhân có quyền tự do lựa chọn cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong các cửa khẩu đã được chỉ định;
  • Nguyên tắc áp dụng chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: Có quy định tại Điều 25;
  • Thẩm quyền và điều kiện áp dụng chỉ định cửa khẩu XK, NK:

+Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan quyết định, công bố hàng hóa và các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tương ứng.

+Việc chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 30 ngày trước ngày quyết định có hiệu lực.

  • Trình tự thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại:

+ Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày thông báo nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

+Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được kết thúc trong thời gian 9 tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Cơ quan điều tra có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 12 tháng.

  • Điều tra viên phòng vệ thương mại: Quy định cụ thể tiêu chuẩn của Điều tra viên tại Khoản 2 Điều 76;
  • Xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: Quy định tại Điều 79.
  • Chính sách quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền: Quy định cụ thể các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương các cấp chịu trách nhiệm quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu biên giới đất liền (Khoản 1 Điều 56).

Nói chung, Dự thảo Luật trình ý kiến tại Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quy định chi tiết, cụ thể hơn và đã có những sửa đổi nhất định theo những ý kiến đóng góp của các vị đại biểu so với Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV.

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan